Tuesday 30 January 2018

BẢN TIN SÁNG 30/1/2018 (Báo Tiếng Dân)




Tin Việt Nam

Tin Biển Đông
VOA có bài: Quan hệ Mỹ-Việt là cảnh báo với chính sách bành trướng Trung Quốc. Chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Bộ trưởng QP Mỹ Jame Mattis, cũng như kế hoạch điều các tàu hải quân Mỹ, là tín hiệu cho thấy chính sách cứng rắn hơn của Washington đối với Trung Quốc ở Biển Đông.

Hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Việt xem triển lãm ảnh về hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt, 25/1/2018. Ảnh: AP/VOA

Ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nói: “Chuyến thăm của ông Mattis và chuyến thăm của tàu sân bay vào tháng 3 là nhằm đánh đi một tín hiệu tới Trung Quốc về hành vi quyết đoán của họ ở Biển Đông“.

Ông Sean King, phó chủ tịch tổ chức tư vấn Park Strategies ở New York, nhận định, dù phía Mỹ thể hiện “đường lối cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh”, nhưng “có thể mọi chuyện đã quá muộn khi việc Bắc Kinh khư khư nắm lấy Biển Đông hình như đã trở thành chuyện đã rồi”.


Quan hệ Việt – Ấn – Trung
RFA có bài: Quan hệ Ấn Độ ASEAN là đối trọng với Trung Quốc, nhưng không như mong đợi. Tác giả trích lời TS Lê Hồng Hiệp, chuyên gia về quan hệ quốc tế, nhận định rằng, Ấn Độ đang củng cố quan hệ với các nước Đông Nam Á, gồm Việt Nam để “tìm thế quân bình” với Trung Quốc. “Ấn Độ cũng đã có một số thành công nhất định, ví dụ như trong quan hệ với Việt Nam, một quốc gia chủ chốt ở Đông Nam Á, đã có những bước tiến cho thấy chính sách hành động Hướng Đông này cũng được triển khai khá là tích cực”.

ThS Hoàng Việt, chuyên gia về biển Đông tại Việt Nam, bình luận về quan hệ Việt – Ấn: “Hai quốc gia đều có biên giới trực tiếp với Trung Quốc. Và hai quốc gia này trong quá khứ đã từng có chiến tranh biên giới với Trung quốc. Cho nên trước sự hung hang ngày càng tăng của Trung Quốc trên những khu vực mà họ cho là họ có chủ quyền, trên biển lẫn trên bộ, Việt Nam cần có một quốc gia đủ mạnh chống lại tham vọng của Trung Quốc”.

Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Thủ tướng Ấn Độ, ông Nahendra Modi, tại Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ ASEAN, New Delhi, 25/1/2018. Ảnh: AFP/RFA

50 năm sau sự kiện Tết Mậu Thân
Nhà thơ Trần Vương Thuấn viết“Tối khuya đêm nay, 50 năm trước, quân đội chính quy Bắc Việt và các lực lượng MTDTGP đã nổ súng trên toàn miền Nam, hòa vào tiếng pháo giao thừa, đó là sự kiện mở màn Mậu Thân 1968”.

Tác giả chia sẻ một đoạn trong tùy bút “Huế, Hôm nay” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Một sự sợ hãi lớn lao đã đến với Huế. Thật là điều khó khăn đối với tôi để quên, mùi xác thịt thối rữa trên đường Lê Lợi khi tôi cùng gia đình tản cư ngang qua đó… Nhìn vào Huế tháng Hai, tôi thấy một bộ mặt sụp đổ của thành phố cổ kính. Tôi nghe giọng buồn nhất ở khắp nơi trong địa ngục kéo dài suốt tháng này”.

Tác giả Bùi Văn Phú viết về ký ức 1968. Cuộc thảm sát cách đây hơn nửa thế kỷ đã thể hiện cách quân cộng sản Bắc Việt “giữ lời hứa”: “Đúng vào ngày Tết cổ truyền năm đó, dù có lệnh tạm ngưng chiến, cán binh cộng sản đã đồng loạt mở các cuộc tấn công vào hầu hết những thị thành miền Nam”.

Tác giả chia sẻ: “Mấy ngày sau, khi tiếng súng đã ngưng tôi được một anh hàng xóm chở đi xem hậu quả của chiến tranh. Trường Thánh Tâm nơi tôi học đã trở thành trạm tiếp cư đón người lánh nạn cộng sản. Khu Bảy Hiền có những căn nhà bị cháy đen, xa hơn về phía căn cứ Nhảy dù Hoàng Hoa Thám, Bà Quẹo, hai bên đường còn nhiều xác chết”.

Sử gia Trần Gia Phụng viết: Tại sao đổi lịch Tết Mậu Thân?Tác giả cho biết, trước Tết Mậu Thân khoảng 5 tháng, Cộng sản Bắc Việt ra lệnh cho Nha Khí tượng Hà Nội đổi lịch, để tết ở miền Bắc đến trước một ngày so với miền Nam, nhằm ngụy trang lệnh tấn công qua lời chút tết của ông Hồ Chí Minh đọc trên đài phát thanh Hà Nội, rồi đánh úp, tạo tình huống bất ngờ.

Tác giả viết: “Giờ tấn công định vào giờ Giao thừa ở NVN. Nếu đã định vào giờ Giao thừa, mà đọc thơ chúc Tết sáng 30 tháng chạp thì sẽ bị chú ý ngay, vì đây là một hiện tượng bất thường chưa hề xảy ra trước đó. Phải đọc thơ chúc Tết đúng đêm giao thừa và được lập lại nhiều lần sáng mồng Một ở Hà Nội bình thường như mọi năm, mới tránh được sự nghi ngờ từ mọi phía“.

Facebooker Khiet Nguyen chia sẻ: Hình chụp vào Mồng Ba Tết Mậu Thân 1968“Đêm đó, trong lúc Thiếu Tá Quý chỉ huy một đơn vị đánh trả cộng quân tại Sài Gòn thì một đơn vị khác của Việt Cộng đánh vào trại gia binh. Vợ con của Thiếu tá Quý bị chúng giết sạch”.

Vợ con của Thiếu tá Quý bị chúng giết sạch. Ảnh: AP/ FB Khiet Nguyen


Nhân quyền ở Việt Nam
RFA bình luận: VN bất chấp kêu gọi quốc tế về nhân quyền. Tác giả dẫn lời bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chia sẻ: “Tôi thấy nhiều nước họ quan tâm đến con tôi, nhưng chính quyền Việt Nam họ lờ tịt đi, họ không nghe, không thấy, không cần biết cái gì cả. Bây giờ họ đã giúp mình như vậy rồi, nhưng Chính quyền Việt Nam không tuân thủ theo luật quốc tế thì mình cũng đành chịu thôi”.

Cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng nói với RFA: “Chính quyền Việt Nam gần như bất chấp tất cả các lời kêu gọi của quốc tế. Thậm chí vừa rồi tôi được biết trường hợp của chị Cấn Thị Thêu đã có một nghị quyết của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra bằng văn bản chính thức. Nhưng tôi nghĩ với nhà cầm quyền Cộng sản thì rất khó”.

Mẹ Nấm bị áp giải sau phiên phúc thẩm hôm 30/11/2017. Ảnh: FB Nguyen Nu Phuong Dung/ RFA

Dưới chế độ CSVN, những người tranh đấu cho nhân quyền đều bị “nội bất xuất, ngoại bất nhập. RFA có bài: Việt Nam vi phạm quyền tự do đi lại tại cửa khẩu quốc gia? Bài viết có đoạn bàn về trường hợp của ông Dominic Phạm, một người Mỹ gốc Việt, đã bị an ninh, công an  Việt Nam tra hỏi “trong khoảng hơn một giờ đồng hồ”, lúc ông về Việt Nam hồi tháng 10/2017.

RFA dẫn lời chia sẻ của ông Vũ Sỹ Hoàng về chuyện “bị tịch thu hộ chiếu và không được xuất cảnh” khi làm thủ tục tại phi trường Tân Sơn Nhất hồi tháng 12/2017, rằng: “Tôi quyết định là không làm việc với họ nữa. Tại vì không còn gì để nói. Những điều họ đòi hỏi rất vô lý và tôi không thể đáp ứng được. Tôi lo lắng là họ sẽ gây khó dễ. Với những hoạt động trước đây của mình thì họ xem rất nguy hiểm và họ liệt vào ‘vấn đề an ninh quốc gia’.”

Facebooker Vũ Sỹ Hoàng (người thứ 5 từ trái sang) bị cấm xuất cảnh tại cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất ngày 26/12/2017. Ảnh: FB Hoang Sy Vu/RFA

Dân oan Việt Nam
Facebooker Nhân Duyên cho biết, vào lúc 7 giờ 30 phút, ngày 26/1/2018, tại thôn Đại Đồng 3, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, một vụ cưỡng chế xảy ra tại gia đình ông Đỗ Văn Tiến (Đỗ Huy Nhật). Các quan chức địa phương lạm dụng chức quyền, dù không có quyết định cưỡng chế nhưng họ đã cưỡng chế đất đai, đập phá nhà cửa của gia đình ông Tiến, đẩy mọi người ra đường trước khi Tết đến. Số điện thoại của ông Tiến: 0972 638 963.

Video clip Facebooker Nhân Duyên ghi lại cảnh hiện trường vụ cưỡng chế:

Nhà hoạt động Lê Văn Dũng đưa tin: “Thanh hoá: Cán bộ trình độ quản lý và nhận thức pháp luật thấp kém, cưỡng chế đất của người dân trái pháp luật ngày 26.1.2018, đuổi gia đình người dân ra đường vào ngày cùng tháng tận của năm. Người già trẻ em khóc kêu như bị giặc càn! Họ đã sinh sống trên đất đó hơn 40 năm, từ khi chưa có làm đường HCM, năm 94 được cấp giấy tờ sổ đỏ đầy đủ. Thế nhưng cán bộ địa phương bất ngờ đến cưỡng chế nhà đất của họ không cần bất kỳ giấy tờ hồ sơ gì!

Hồ sơ Formosa
Trang Thanh Niên Công Giáo viết: Bà con Quảng Bình yêu cầu chi trả bồi thường do Formosa gây ra. Tác giả chia sẻ các video clip về sự kiện: “Bà con Quảng Bình tiếp tục tập trung lên UBND xã Quảng Minh để đòi lại những gì đáng thuộc về mình. Đã gần 1 năm nhưng UBND xã Quảng Minh lại không giải quyết tiền đền bù thất nghiệp cho người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp ô nhiểm do Formosa gây ra”.

Video clip 1 của Thanh Niên Công Giáo:

Clip 2:

Bác Tổng và nỗ lực toàn trị
BBC viết: GS Nguyễn Phú Trọng là ‘tấm gương sáng của Đảng’. Bài viết cho biết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘là tấm gương sáng tiêu biểu để cán bộ, đảng viên noi theo’, theo đánh giá tại lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng hôm 29/1… Thay mặt Đảng Cộng sản, ông Trần Quốc Vượng, Thành viên Thường trực Ban Bí thư, trao tặng Huy hiệu cho người đứng đầu Đảng”.

Tác giả trích lời Tổng Bí thư phát biểu khi nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, rằng: “Tất cả những gì tôi làm được là vô cùng nhỏ bé so với sự giáo dục, rèn luyện của Đảng; sự kèm cặp, chỉ bảo của các đồng chí đi trước; sự ủng hộ, cộng tác, giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp; sự động viên, ủng hộ của nhân dân”.

Bài viết: Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó, trên trang Nghiên Cứu Lịch Sử, tuy bàn về Stalin, một “lãnh tụ” Liên Xô đã qua đời hơn nửa thế kỷ, nhưng quá trình Stalin “lạm dụng quyền lực” lại khá tương đồng với cách TBT Nguyễn Phú Trọng đặt ra một số quy định, từ Quy định 102 đến Quy định 105, cách người đứng đầu đảng tiến hành chiến dịch “đốt lò” để hợp thức hóa chuyện tập trung 3 nhánh quyền lực: lập pháp, tư pháp, hành pháp, kiểm soát quân đội, công an… tất cả tập trung vào tay một cá nhân.

VNTB đặt câu hỏi: Xử án theo Luật hay theo… Nghị quyết của Đảng?  LS Phạm Công Hùng, cựu thẩm phán TAND tối cao, nói về vụ xử Đinh La Thăng: “Chỉ những tình tiết tăng nặng quy định trong BLHS mới được áp dụng để xem xét tăng nặng hình phạt đối với bị cáo. Theo đó cụm từ ‘lợi ích nhóm’ không quy định trong BLHS, nên KSV đưa thêm vào bản luận tội… là không hợp pháp”.

Tuy nhiên, tình tiết “lợi ích nhóm” vẫn phải xuất hiện trong “phiên tòa lịch sử”, vì “cụm từ ‘lợi ích nhóm’ được sử dụng trong các văn kiện của Đảng… Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần sử dụng cụm từ ‘lợi ích nhóm’.” Cho nên, chỉ có Tổng Bí thư mới thật sự là “thẩm phán” tối cao của phiên tòa này.


Vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê
Báo Dân Trí bình luận: Phạm Công Danh rất khó kiện CB đòi 4.500 tỉ đồng. Bài viết có đoạn bàn về chuyện VKS “đề nghị 3 ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank phải hoàn trả lại CB số tiền 6.120 tỉ đồng”, các LS cho rằng, “nếu xem số tiền 6.120 tỉ đồng 3 ngân hàng là vật chứng của vụ án phải hoàn trả CB thì khoản tiền 4.500 tỉ đồng tăng vốn điều lệ cũng phải được xem xét và phải làm rõ”.

LS Trần Minh Hải lưu ý vai trò của kiểm toán nhà nước ở ngân hàng CB: “Ban đầu CB đã có đề nghị NHNN… hướng dẫn để CB thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ theo quy định của Luật tổ chức tín dụng… Nhưng sau đó thì CB lại cho rằng liên quan đến vụ án ông Phạm Công Danh nên CB sẽ xử lý hạch toán khoản 4.500 tỉ đồng khi có kết luận của cơ quan điều tra”.


Ông Nguyễn Lân Trung “ăn ké” U23
Sự kiện ông Nguyễn Lân Trung, cựu Phó Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam (VFF), bị bắt quả tang khi “ăn ké” đội tuyển U23 Việt Nam, đã bị cư dân mạng lên tiếng phản đối hai ngày qua. Ông Trung có mặt hàng đầu trên xe buýt 2 tầng, trong buổi diễu hành cùng đội tuyển U23 chiều 28/1, ăn mừng một chiến tích mà bản thân ông không hề góp công hay góp của. Báo Người Lao Động đưa tin: Ông Nguyễn Lân Trung nói gì về việc “nhận vơ công trạng của U23 Việt Nam”?

Ông Trung nói rằng, dù không còn giữ chức Phó Chủ tịch VFF, nhưng ông là ủy viên Ban Truyền thông của VFF, nên có mặt trên xe buýt cùng đoàn U23 diễu hành, để giúp đỡ về công tác truyền thông. Ông nói: “Tôi có mặt trên xe hô để cầu thủ và những người hâm mộ hô theo ‘Việt Nam vô địch’. Tôi ở trên xe hỗ trợ truyền thông như các lần khác, tôi đã làm hết mình, bây giờ cổ vẫn đang khản tiếng“.

Cũng báo NLĐ, có bài: Ông Nguyễn Lân Trung có được phân công lên xe buýt diễu hành của U23 Việt Nam? Nguyễn Xuân Gụ, Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông của VFF, khẳng định, ông không giao cho ông Trung lên xe buýt đưa đoàn U23 Việt Nam diễu hành. Ông Gụ nói:

Tôi là trưởng ban truyền thông của VFF, tôi không hề giao cho ông Nguyễn Lân Trung phụ trách công việc đó. Tôi đã theo đoàn 10 ngày ở thời điểm thi đấu tại Trung Quốc. Sự việc ông Trung có mặt ở trên xe buýt tôi không biết trước, vì phải lo nhiều công việc khác tại buổi đón đội tuyển U23 Việt Nam trở về“.

Ông Trung thể hiện đúng bản chất của quan chức CSVN, công của người khác thì nhận, lỗi của mình thì đổ cho “thằng đánh máy“.

Hình ảnh phản cảm nhất của ông Lân Trung, khi ông đứng cao hơn cả HLV Park Hang-seo, như thể U23 thành công là nhờ ông. Ảnh: Internet


Thêm hình ảnh phản cảm
Trang VietNamNet có bài: Cử chỉ thân thương của Chủ tịch QH dành cho Quang Hải. Cử chỉ “thân thương” đâu không thấy, chỉ thấy Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân bị thiên hạ chửi, qua bức ảnh thiếu văn hóa này của bà Ngân, khi xoa đầu tiền vệ Quang Hải:

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân xoa đầu tiền vệ Quang Hải. Ảnh: VNN

Thủ quân LeBron James và đệ nhất phu nhân Michelle Obama. Ảnh: @cavs/Twitter

Một bức ảnh khác gây phản cảm không kém, khi những các quan chức (được đánh dấu khoanh tròn trong bức ảnh bên dưới) xông ra đứng hàng đầu để chụp hình, giành vai chính, còn các cầu thủ U23 bị đẩy lùi ra phía sau, đóng vai phụ :

Nhà báo Trương Duy Nhất đặt câu hỏi: Họ là ai? Tác giả viết: “Những bộ vét tông đạo mạo ngáng che cả khuôn mặt huấn huyện viên Park Hang Seo, cùng các tuyển thủ trên đoàn xe chiến thắng hôm qua. Họ là ai? Những gương mặt đáng tuổi cha chú, chen giành hết hàng đầu trong bức ảnh Thủ tướng chụp chung với các tuyển thủ“.

Cư dân mạng chế tranh biếm họa:

Nhà văn Trần Trung Đạo viết: Thể thao dưới chế độ Cộng sản. “Có người ước ao, phải chi đám đông cuồng nhiệt kia xuống đường chống Formosa, chống Trung Cộng, đòi lại Hoàng Sa, giành lại Trường Sa thì may cho đất nước biết bao nhiêu. Không, đừng kỳ vọng gì nơi họ. Lịch sử được viết bằng những người yêu nước tỉnh táo, nhìn xa, trông rộng chứ không phải bằng đám đông bị đánh bùa mê”.


Vụ mặc bikini đón đội tuyển U23 của Vietjet Air
Báo Dân Trí đưa tin: Bộ Văn hoá yêu cầu xử nghiêm vụ biểu diễn phản cảm trên máy bay đón U23. Diễn viên Đan Lê phản đối Vietjet Air: “Là một phụ nữ tôi thấy bị xúc phạm khi nhìn thấy hình ảnh những người phụ nữ bị đem ra mua vui. Là một người hâm mộ, tôi cảm thấy xấu hổ thay cho các em tuyển thủ U23 Việt Nam. Là một công dân Việt Nam tôi phẫn nộ trước thái độ các bạn đối xử với những người hùng của dân tộc như vậy“.


“Đất nước bao giờ được thế này chăng?”
“Thành tựu” của Chính phủ kiến tạo của ông Nguyễn Xuân Phúc sau gần 2 năm vận hành: Chỉ số giá tiêu dùng tăng, thâm hụt ngân sách hơn 18 ngàn tỷ đồng, theo RFA. Bài viết trích thông tin từ Tổng Cục Thống Kê cho biết: Chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 1/2018 của “nhóm giao thông tăng 1.17% do ảnh hưởng từ đợt tăng giá xăng dầu hồi đầu tháng cộng thêm việc giá vé tàu hoả tăng do sắp đến Tết nguyên đán Mậu Tuất. Giá điện sinh hoạt tăng 2.64% so với tháng trước”.

Theo tính toán của Tổng cục thống kê công bố, “mức thâm hụt ngân sách 18.400 tỷ đồng tính riêng trong 15 ngày đầu tháng Một năm 2018. Tổng chi ngân sách trong nửa đầu tháng Một ước đạt 38.300 tỷ đồng, bằng 2.5% dự toán trong đó chi đầu tư phát triển đạt 2500 tỷ đồng, chi trả nợ lãi 5000 tỷ đồng và chi thường xuyên 30.800 tỷ đồng”.

RFA đưa tin: Hơn 19 ngàn người thiếu đói trong tháng đầu năm. Bài viết dẫn thông tin do Tổng cục thống kê công bố ngày 29/1/2018, khẳng định rằng: “Cả nước hiện có 19.700 người dân thiếu đói trong tháng Một. Đăk Lăk là địa phương có nhiều hộ thiếu đói nhất với 2100 hộ, tương ứng với 5300 nhân khẩu, tiếp theo là Lạng Sơn 1400 hộ tương ứng 5000 nhân khẩu, Gia Lai 966 hộ tương ứng với 4300 nhân khẩu thiếu đói”.

Báo cáo về 3 địa phương thiếu đói trong cả nước. Ảnh: TTXVN


Lo chế độ sụp đổ, nhưng không đủ can đảm để cứu?
Về bài phỏng vấn TS Lê Kiên Thành, con trai cố TBT Lê Duẩn, trên báo An ninh Thế giới: Tôi nói những lời này từ một trái tim yêu Đảng tha thiết, ông Lê Minh Nguyên có bài bình luận: Lỗi hệ thống thì nên can đảm thay đổi hệ thống.

Lo chế độ sụp đổ, nhưng “ông Thành không dám đụng đến hệ thống do cha của ông để lại mà vẫn mơ ước dân chủ độc đảng trị vì, một mơ ước tương tự như ‘thiên đàng địa giới’ của chủ nghĩa cộng sản… Đã là lỗi hệ thống thì ông Thành nên chứng tỏ ‘con hơn cha cả nhà có phước’, can đảm đứng lên thay đổi hệ thống thay vì than vãn và dằn vật nội tâm mình“.

Vấn đề chính sách tiền tệ ở Việt Nam
VOA có bài: Moody’s: VN nên thận trọng với nới lỏng tiền tệ. Bài viết dẫn lời bà Anushka Shah, chuyên gia phân tích tài chính của Moody’s tại Singapore, nhận định: “Chính sách tiền tệ dễ dãi hơn có nguy cơ làm suy yếu sự ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong bối cảnh tín dụng đã tăng trưởng nhanh chóng. Tăng trưởng tín dụng tiếp tục tăng tốc cũng có thể gây ra một số rủi ro cho ngành ngân hàng bằng cách làm xói mòn các vùng đệm về vốn của các ngân hàng”.

Theo thông tin từ khảo sát của Bloomberg, “ngân hàng trung ương Việt Nam sẽ duy trì lãi suất trong suốt năm 2018 sau khi bất ngờ giảm hồi năm ngoái. Điều này tương phản với các nước khác ở Đông Nam Á, như Malaysia, nơi các nhà hoạch định chính sách thắt chặt chính sách hồi tuần trước”.

Blogger Phương Thơ viết: Khi Moody’s nhắc nhở chính sách nới lỏng tiền tệ của VN. Tác giả bàn về bản chất của chính sách tiền tệ của Chính phủ “kiến tạo”: “Chính phủ của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này rất nghiện món ăn ưa thích là làm gia tăng con số tăng trưởng GDP cao bằng nhiều thủ thuật tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro. Như họ đang sử dụng công cụ chính sách nới lỏng tiền tệ. Thủ thuật chính sách tiền tệ mở rộng đi ngược thế giới”.

Theo tác giả, “họ đang cố dùng thủ thuật hạ thấp lãi suất và làm tăng tổng cầu. Đó là họ cứ nghĩ rằng làm như thế để dễ thúc đẩy tăng trưởng GDP cao lên. Hãy nhớ rằng những biện pháp thủ thuật tài chính ngầm này nó sẽ tích lũy là về dài nó sẽ làm giảm giá trị của đồng tiền VND, tức là nó sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái đồng bạc VND”.


***


Tin quốc tế

Chính trường Mỹ
VOA đưa tin: Nhân vật cao cấp thứ 2 của FBI từ chức giữa những chỉ trích của Trump. Phó giám đốc FBI Andrew McCabe là người bị TT Trump liên tục chỉ trích, đã lên tiếng từ chức. Ông McCabe nghỉ phép từ hôm thứ Hai cho đến hết tháng 3, thì chính thức về hưu. Trước đó, báo chí đưa tin: Cả ông Trump lẫn Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions đã gây áp lực lên giám đốc FBI Christopher Wray, buộc ông ta phải sa thải ông McCabe. Tuy nhiên, ông Trump đã lên tiếng phủ nhận.

Sự kiện ông McCabe từ chức làm cho mọi người đặt vấn đề ở ông Trump, bởi ông đã nhiều lần Trump lên tiếng chỉ trích ông McCabe. Thế nhưng khi được hỏi, người phát ngôn Nhà Trắng, bà Sarah Sanders nói: “Tôi có thể nói với bạn rằng tổng thống không dính dáng tới quá trình đưa ra quyết định này“.

Liên quan đến chuyện Trump thông đồng với Nga vụ bầu cử năm 2016, RFI có bài: Nghi án Nga: Hai TNS Mỹ khuyên Donald Trump “im lặng” về cuộc điều tra. Hai Thượng nghị sĩ Cộng hòa là ông Lindsey Graham và bà Susan Collins, nói rằng: Donald Trump nên giữ “im lặng” về cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Muller đang tiến hành.

Ông Muller cùng nhóm đang điều tra về chuyện có hay không việc ông Trump “tiếp xúc thân cận” với Nga trong chiến dịch bầu cử 2016. Một trong các trọng tâm mà nhóm điều tra đang làm rõ là: Nguyên nhân nào đã khiến TT Trump sa thải giám đốc FBI James Comey, là người cũng đang điều tra Trump vì nghi ngờ ông ta thông đồng Nga?

Hôm 25/1, báo The New York Times đưa tin, hồi tháng 6/2017, Trump đã ra lệnh sa thải ông Muller, nhưng đã bị luật sư Nhà Trắng là ông Don McGahn phản đối và dọa từ chức. Thượng nghị sĩ  Graham cho rằng, nếu thông tin TT Trump đòi sa thải Công tố viên Muller là thật, thì “mọi người ở Nhà Trắng đều biết là nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump sẽ kết thúc, nếu ông cách chức ông Mueller”.


Bá quyền Trung Quốc
TTXVN đưa tin: Máy bay Trung Quốc xâm phạm KADIZ mà không thông báo trước. Bài báo cho biết, ngày 29/1 một máy bay quân sự của Trung Quốc, đã tiến vào Vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc (KADIZ). Theo giới chức quân sự Hàn Quốc, máy bay này cũng xâm phạm Vùng nhận dạng phòng không Nhật Bản (JADIZ) sau đó. Các hành động giám sát đã được Hàn Quốc triển khai.

Trang Zing có bài: Căng thẳng với TQ, Đài Loan chuẩn bị máy bay quân sự đưa dân về ăn tết. Trước những hành động leo thang căng thẳng của Bắc Kinh, Đài Loan cho biết, họ sẽ dùng máy bay vận tải quân sự để đón dân Đài từ đại lục về Đài Loan ăn tết. Căng thẳng hai bên eo biển Đài Loan gia tăng do Trung Quốc liên tục thực hiện các cuộc tập trận, đe dọa Đài Loan. Mới đây, Bắc Kinh còn thông báo sẽ mở thêm các đường bay sát Đài Loan mà không thông báo với Đài Bắc.

Ông Dư Văn Sinh, luật sư nhân quyền bị Bắc Kinh cáo buộc tội kích động lật đổ, RFA đưa tin. Ông Dư là một luật sư nhân quyền, thường nhận bào chữa cho những người đấu tranh dân chủ, các học viên Pháp Luân Công bị nhà cầm quyền Trung Quốc xét xử. Ngoài ra, ông Dư cũng đưa ra lời kêu gọi cải tổ Hiến pháp để Trung Quốc có tự do dân chủ.

Ông Dư Văn Sinh cũng đã phát đơn kiện chính phủ Trung Quốc tàn phá môi trường để phát triển kinh tế. Ông bị bắt ngày 19/1 với cáo buộc gây rối trật tự, nhưng bây giờ ông bị chuyển tội danh thành kích động lật đổ nhà nước. Hiện ông Dư đang đối mặt với mức án tù có thể lên đến 15 năm,.


Tình hình Bắc Hàn
VOA đưa tin: Cựu thẩm phán Đài loan bị nghi vận chuyển than Triều Tiên tới Việt Nam. Theo bài viết, ông Giang Quốc Hoa, một cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Đài Loan và con trai ông, đã thuê một chiếc tàu của Trung Quốc để vận chuyển than của Triều Tiên sang bán cho Việt Nam. Việc mua bán than với Bắc Hàn đang vi phạm lệnh cấm vận của LHQ. Các chi tiết về vụ việc và phản ứng của các bên liên quan chưa được tiết lộ.

Lấy cớ truyền thông Hàn Quốc khuyến khích dân chúng “khinh thường” chế độ Bình Những, Triều Tiên hủy trình diễn văn hóa chung với Hàn Quốc trước Olympics. Thông tin này được Bộ Thống nhất Hàn Quốc đưa ra hôm thứ Hai. Thái độ “hờn dỗi” này của Triều Tiên làm cho Hàn Quốc khá lúng túng và “lấy làm tiếc”.


***

 ***

***










No comments:

Post a Comment

View My Stats