Saturday 21 October 2017

TIN CẬP NHẬT THỨ SÁU 20/10/2017 (Lê Minh Nguyên)





Tin Thế Giới

1.
Ấn Độ hoan nghênh Tillerson nói về đối trọng với TQ

Ấn Độ hôm 20/10 hoan nghênh phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson rằng Washington muốn làm việc với New Delhi hơn là Bắc Kinh trong thế kỷ tới. Ấn Đội nói họ có chung sự lạc quan với ông về mối quan hệ đang phát triển giữa hai nước.

Phát biểu trước chuyến thăm Ấn Độ vào tuần tới, ông Tillerson hôm 18/10 kêu gọi tăng cường hợp với Ấn Độ trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng ở châu Á. Ông cũng nói Washington muốn thúc đẩy một khu vực "tự do và cởi mở" do các nền dân chủ thịnh vượng dẫn đầu.

Ngoại trưởng trong chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng nói Bắc Kinh đôi khi đã hành động ngoài vòng các công ước quốc tế, nêu ra tranh chấp Biển Đông làm ví dụ.

Ấn Độ hoan nghênh những phát biểu của ông, nói rằng những lời đó "nêu bật cam kết chung của chúng ta đối với một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ", Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố.

"Chúng tôi đánh giá cao sự đánh giá tích cực của ông về mối quan hệ và có chung sự lạc quan với ông về các hướng đi tương lai của mối quan hệ", tuyên bố cho hay.

Phát biểu của ông Tillerson được đưa ra vài giờ sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đại hội đảng Cộng sản, phát đi tín hiệu là Bắc Kinh có ý định đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề thế giới.

Những phát biểu mạnh mẽ bất ngờ của ngoại trưởng Mỹ được xem như lời cảnh báo với Bắc Kinh rằng Washington sẽ xây dựng các liên minh khu vực để đối trọng lại sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy thương mại tự do và và các tuyến đường biển rộng mở.

Các chuyên gia nói rằng các quan hệ Mỹ-Ấn có thể là đối trọng với Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán, nước này lâu nay xây dựng quân đội và hành động ngày càng mạnh bạo trên trường quốc tế. - VOA
|
|
2.
Triều Tiên: Mỹ phải ‘chấp nhận’ Bình Nhưỡng có vũ khí hạt nhân

Một quan chức cấp cao của Triều Tiên nói hôm 20/10 tại Moscow rằng Bình Nhưỡng không có kế hoạch thảo luận về chương trình hạt nhân với Mỹ, nhấn mạnh rằng Washington sẽ "phải chấp nhận" thực tế là nước này sở hữu vũ khí hạt nhân.

"Đây là vấn đề sinh tử đối với chúng tôi", ông Choe Son-hui, một quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói tại một hội nghị về không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Ông Choe khẳng định rằng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là cần thiết để đáp trả bất kỳ cuộc tấn công tiềm tàng nào.

Triều Tiên đã nhiều lần nói rằng chương trình vũ khí hạt nhân của họ không phải là đối tượng để đàm phán, và đã bác bỏ những lời kêu gọi của Hoa Kỳ về việc phi hạt nhân hoá.

Triều Tiên dường như chỉ mất vài tháng nữa là đạt được khả năng tấn công Hoa Kỳ bằng tên lửa hạt nhân, theo hai quan chức hàng đầu của Hoa Kỳ.

Giám đốc CIA, Mike Pompeo, nói ông "rất lo lắng" về mối đe dọa ngày càng tăng từ Triều Tiên và khả năng nước này có thể châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trên khắp khu vực Đông Á.

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Tướng H.R. McMaster sau đó nói rằng Washington đang chạy đua để giải quyết tình hình, chỉ còn thiếu nước sử dụng biện pháp quân sự. - VOA
|
|
3.
TQ chào mừng Tập, lãnh tụ ‘vĩ đại, sáng suốt’

Các quan chức Trung Quốc hôm 19/10 lên tiếng ca ngợi tư tưởng chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình, được công bố một ngày trước tại Đại hội Đảng Cộng sản quan trọng, một dấu hiệu cho thấy tư tưởng này có thể được ghi trong điều lệ đảng và củng cố thêm quyền lực của ông.

Một số quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xúc động tán dương ông Tập bằng những màn hát, múa và khóc, một ngày sau khi ông Tập khai mạc đại hội đảng được tổ chức 5 năm một lần, ông cam kết xây dựng một “quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại” cho một kỷ nguyên mới.

Theo Tân Hoa Xã, ba ủy viên mãn nhiệm của Thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 người do ông Tập đứng đầu ca ngợi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc cho một kỷ nguyên mới”.

Những phát biểu như vậy chỉ ra rằng ông Tập có thể củng cố quyền lực với việc khẩu hiệu mới mang tên ông được đưa vào điều lệ đảng. Liệu chủ thuyết đó có được đưa vào và mang tên ông hay không, đó là thước đo quan trọng về vị thế của ông, theo các nhà phân tích.

Không một nhà lãnh đạo nào khác được đưa chủ thuyết mang tên mình vào văn kiện đó của đảng khi còn đang nắm quyền kể từ thời ông Mao Trạch Đông, người khai sinh nước Trung Quốc hiện đại.

Ông Tập sắp bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm thứ hai vào tuần tới.

Các quan chức đảng đã chào mừng ông Tập với tư cách là một “lãnh tụ” vĩ đại và sáng suốt, một từ đầy kính trọng chỉ dành cho hai người khác, ông Mao và người kế nhiệm trong thời gian ngắn là ông Hoa Quốc Phong. Đây là dấu hiệu nữa cho thấy ông Tập đã tích lũy nhiều quyền lực hơn những người tiền nhiệm ngay trước ông, và có thể khôi phục chức chủ tịch đảng làm tiền đề để vẫn nắm một số chức năng sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ hai vào năm 2022.

Vẫn chưa rõ ý nghĩa chính xác của khẩu hiệu mới mà ông Tập đưa ra, mặc dù không có gì lạ đối với việc các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đưa ra những khẩu hiệu to tát và rồi sau đó bổ sung các chi tiết khi thực hiện.

Ông Ryan Manuel, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Hong Kong, cho rằng một hệ tư tưởng được đặt tên ông Tập để chỉ đạo Trung Quốc và đảng sẽ củng cố thêm quyền lực của ông.

Ông nói: "Đây là một khái niệm bao trùm tốt để ông ấy cứ tiếp tục nói bất cứ điều gì ông ấy muốn và hệ thống phải đáp ứng và nghiên cứu nó”.

Những người tiền nhiệm gần nhất của ông Tập, các ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, đã được đưa những khái niệm ý thức hệ vào điều lệ đảng, nhưng không mang tên của họ.

Đảng đã phong cho ông Tập danh xưng lãnh tụ "cốt cán" cách đây một năm, tăng cường vị thế của ông trước đại hội, điều này là tăng những phỏng đoán là ông Tập có thể còn duy trì quyền lực sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai như thường lệ và thậm chí còn khôi phục chức danh chủ tịch đảng ở thời ông Mao. - VOA
|
|
4.
Ngoại trưởng Nga nói về các vấn đề hạt nhân


Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 20/10 kêu gọi các cường quốc thế giới ủng hộ một lộ trình hợp tác Nga-Trung để giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan đến chương trình vũ khí của Triều Tiên.

Phát biểu tại một hội nghị về không phổ biến vũ khí hạt nhân ở Moscow, ông Lavrov nói rằng thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran bị phá vỡ sẽ gửi một thông điệp đáng lo ngại về các cơ chế an ninh quốc tế và có thể ảnh hưởng đến tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Ngoài ra, ngoại trưởng Nga cũng phát biểu rằng vũ khí hạt nhân của Mỹ được triển khai ở châu Âu cần phải được đưa trở về lãnh thổ Hoa Kỳ.

Ông Lavrov cũng bày tỏ quan ngại về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Ông nói lá chắn tên lửa do Washington đang xây dựng ở nước ngoài là một vấn đề rất quan trọng đối với Nga và Trung Quốc. - VOA
|
|
5.
Ngân hàng Anh bị nghi vấn 'rửa tiền ở Nam Phi'

Các cơ quan quản lý tài chính Anh đang xem xét liệu các ngân hàng HSBC và Standard Chartered có liên quan đến một bê bối tham nhũng ở Nam Phi hay không.

Vụ việc này bắt đầu bị tiết lộ sau khi Thượng nghị sĩ Peter Hain cho biết các ngân hàng có thể "vô tình là đường vận chuyển" cho các phi vụ rửa tiền.

Nhà lập pháp Đảng Lao động nói với Thượng viện Anh rằng có thể đã có khoảng 400 triệu Bảng Anh, tức khoảng 524 triệu đôla, từ các quỹ bất hợp pháp đã được chuyển bởi các ngân hàng Anh.

Những lo ngại của ông liên quan đến vụ việc giữa Tổng thống Nam Phi Zuma Jacob với một gia đình giàu có, Guptas.


Ông Hain đã gửi một lá thư đến Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond ghi rằng một người tố giác đã cho ông biết nhiều ngân hàng Anh "có thể vô tình đã vận chuyển tiền phi pháp."

Ông Hain nói với BBC rằng ông đã liệt kê tên của 27 người trong bức thư, ngoài tên của các công ty ngân hàng.

Bộ Tài chính đã chuyển thư của ông Hain tới các cơ quan quản lý, bao gồm Cơ quan Quản lý Tài chính và Văn phòng Điều tra Gian lận Nghiêm trọng.

Một phát ngôn viên Bộ Tài chính nói: "Chúng tôi coi những cáo buộc về hành vi sai phạm về tài chính rất nghiêm trọng, và đã chuyển lá thư của Thượng nghị sĩ Hain cho Cơ quan Quản lý Tài chính và các cơ quan liên quan, bao gồm Cơ quan Tội phạm Quốc gia và Văn phòng Điều tra Gian lận Nghiêm trọng, để thống nhất đưa ra một hành động."

Phóng viên BBC ở Johannesburg, Andrew Harding, cho biết lá thư của Thượng nghị sĩ Hain là "một bước ngoặt mới trong một vụ bê bối khổng lồ đang làm rung chuyển nhà nước Nam Phi, và phá hoại danh tiếng của rất nhiều công ty toàn cầu."

Ông Zuma và Guptas mạnh mẽ phủ nhận hành vi sai trái, và nói rằng họ là nạn nhân của một cuộc săn lùng chính trị.

Nhưng các email bị tiết lộ và các cuộc điều tra chính thức đã thúc đẩy các cáo buộc rằng Guptas đã mua ảnh hưởng trong chính phủ để bóc lột các doanh nghiệp nhà nước.

Ở Nam Phi, vụ bê bối đã hủy hoại công ty quan hệ công chúng Anh Bell Pottinger và hãng kiểm toán KPMG, loại bỏ đội ngũ điều hành hàng đầu trong nước. - BBC
|
|
6.
TQ: 'Đảng đã phá tan âm mưu soán đoạt'


Quan chức cao cấp dự Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 19 đã gây chú ý của dư luận khi ca ngợi lãnh tụ Tập Cận Bình "phá tan một âm mưu đoạt quyền".

Ông Lưu Sĩ Dư, quan chức phụ trách chứng khoán, được trích lời trên báo Trung Quốc hôm 19/10/2017 cho rằng đã có một "âm mưu soán Đảng đoạt quyền" bị phá vỡ.

Theo các báo nước ngoài, những người bị nêu tên đã tham gia "âm mưu" này gồm có Tôn Chính Tài, nguyên Bí thư Trùng Khánh, và cả người tiền nhiệm của ông ta, Bí thư Bạc Hy Lai.

Bản thân Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ nêu ra các vụ việc của Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch và Tôn Chính Tài, trong phần phát biểu "chống tham nhũng", theo trang tiếng Trung của đài Đức, Deutsche Welle.

Nhưng sau đó, ông Lưu Sĩ Dư đã có phát biểu trong một diễn đàn bên lề Đại hội Đảng ở Bắc Kinh hôm 19/10, cáo buộc các quan chức trên là "âm mưu cướp quyền".

Ngay sau đó, một "ngôi sao đang lên" của chính trị Trung Quốc, ông Trương Khánh Vệ, Bí thư Hắc Long Giang lại lên tiếng "ca ngợi" nỗ lực cứu Đảng.

Ông Trương nêu hẳn tên của ông Tôn Chính Tài là "kẻ lập mưu đoạt quyền của Đảng".

Ngay trước Đại hội 19, ông Tôn Chính Tài (sinh năm 1963) đột nhiên bị điều tra 'tham nhũng, lạm quyền' và tước hết mọi chức vụ.

Nay ông Lưu Sĩ Dư, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Quốc gia lên án "những kẻ quyền cao chức trọng nhưng rất hủ bại, và đã lập mưu để soán đoạt quyền của Đảng và Nhà nước".

Kể từ khi ông Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng phụ trách an ninh bị hạ bệ, giới quan sát Trung Quốc cho biết đã có những lời đồn đoán về "âm mưu thoán đoạt".

Cuối năm 2016, ông Vương Kỳ Sơn, cánh tay phải của Chủ tịch Tập trong công cuộc chống tham nhũng, được Nhân dân Nhật báo trích lời nói:

"Có những kẻ thậm chí còn tìm cách đoạt quyền, chia rẽ Đảng và đe dọa nghiêm trọng ổn định chính trị của quốc gia."

Nhưng đây là lần đầu tiên có hai quan chức cao cấp nói công khai về "âm mưu lật đổ" tuy thật khó biết về độ khả tín của các cáo buộc này.

Theo trang South China Morning Post ở Hong Kong hôm 20/10, ông Lưu Sĩ Dư còn cho rằng qua việc phá vỡ âm mưu đó, ông Tập Cận Bình không chỉ "cứu Đảng, Nhà nước Trung Quốc" mà còn "cứu cả chủ nghĩa xã hội".

Đua nhau ca ngợi

Trong bảy ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18, có sáu người đã lên tiếng công khai ca ngợi "Tư tưởng Tập Cận Bình" tại Đại hội 19.

Họ đã nói nhiều lần về tư tưởng này, coi đó là nền tảng cho một ý thức hệ mới.

Tuy thế, các nhà quan sát quốc tế vẫn đang cố gắng giải mã tư tưởng Tập Cận Bình là gì.

Cho tới nay, theo những gì báo chí Trung Quốc công bố, tư tưởng này chỉ nêu rằng ông Tập Cận Bình "đưa Trung Quốc vào một thời đại mới là chủ nghĩa xã hội với tính đặc sắc Trung Hoa".

Tân Hoa Xã trước Đại hội 19 đăng bài ca ngợi mô hình Trung Quốc đang làm "lu mờ" chế độ đại nghị kiểu Phương Tây, đang "chìm đắm trong hỗn loạn, chia rẽ". - BBC
|
|
7.
Trung Quốc: Chiếm Đài Loan vào giữa thập niên 2020? Không dễ!

Trong diễn văn khai mạc Đại Hội Đảng Cộng Sản ngày 18/10/2017, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đe dọa rằng mọi ý hướng ly khai để đòi độc lập cho Đài Loan đều sẽ bị đánh bại. Tuyên bố này nêu bật lập trường trước sau như một của Bắc Kinh là sát nhập Đài Loan, kể cả bằng võ lực nếu cần. Thậm chí, theo nhà nghiên cứu Mỹ Ian Easton, thuộc cơ quan nghiên cứu mang tên Viện Dự Án 2049 – Project 2049 Institute - thì Bắc Kinh đã có kế hoạch xâm lược Đài Loan ngay vào giữa thập niên 2020. Kế hoạch là như thế, nhưng theo chuyên gia này, thực hiện không phải dễ.

Trên báo mạng Digital Journal ngày 15/10/2017, biên tập viên Paul Wallis, đã phân tích nội dung quyển biên khảo của Ian Easton, mang tựa đề « Mối đe dọa bị Trung Quốc xâm lược - The Chinese Invasion Threat », theo đó Bắc Kinh đã vạch kế hoạch xâm chiếm Đài Loan vào khoảng giữa những năm 2020. Washington, có vẻ tin vào tính xác thực của các kế hoạch đó.

Ian Easton đã dựa trên những thông tin được rò rỉ, cũng như tiết lộ của những người trong cuộc về quan hệ Đài Loan - Trung Quốc để kết luận rằng thông tin về kế hoạch xâm lược Đài Loan đáng tin vì ba lý do :

1. Trung Quốc luôn muốn thống nhất với Đài Loan từ khi cuộc nội chiến Trung Hoa kết thúc năm 1949

2. Trong lúc đó thì về phía Đài Loan, với hướng chuyển qua một thể chế dân chủ đang tồn tại, việc tự nguyện thống nhất với Trung Quốc khó thể thực hiện

3. Tài liệu của quân đội Trung Quốc được sử dụng cho thấy là Trung Quốc bắt đầu sử dụng công nghệ học thế hệ thứ tư, nâng khả năng đánh nhanh lên một trình độ cao hơn so với những thế hệ trước.

Đánh chiếm : Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt

Tuy nhiên có kế hoạch không có nghĩa là Trung Quốc chắc chắn sẽ tấn công, mà chỉ có nghĩa là Trung Quốc đã lên kế hoạch sẵn sàng cho quân đội của họ để hành động khi cần.

Hệ quả của việc Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan thì ai cũng đã thấy rõ : Hoa kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan và nhờ đến sự trợ giúp các đồng minh khu vực. Úc và cả Nhật Bản, có thể bị lôi kéo vào cuộc chiến.

Theo tác giả bài báo, sẽ không sai lầm chút nào khi cho rằng không bên nào thích thú với việc này. Một cuộc chiến với Trung Quốc – chỉ cách Hoa Lục vài phút đồng hồ - quả là không thú vị chút nào. Đối với Đài Loan, điều đó có nghĩa là với trận mưa lửa từ Trung Quốc trút xuống, Đài Bắc sẽ bị thiệt hại to lớn, và cả đảo bị vạ lây.

Nhưng bản thân Trung Quốc cũng có thể có một số đắn đo. Một chiến dịch với mục tiêu đơn thuần là chinh phục Đài Loan, không phải một cái gì lớn lao, giành được một hòn đảo khô cằn trên Biển Đông có lẽ không đáng với công sức bỏ ra.

Cho dù Trung Quốc có thắng, chi phí cho việc chiếm đóng và tái thiết rất to lớn. Kẻ xâm lược còn phải đối mặt với dân cư thù ghét họ, với các hệ quả thương mại và ngoại giao thật sự tồi tệ. Nhìn dưới khía cạnh đó, việc mở cuộc tấn công không phải là một ý hay.

Ian Easton từng nêu lên một mối lợi là Trung Quốc có thể dùng Đài Loan làm một căn cứ tốt để từ đó triển khai lực lượng ra khu vực nhưng thật ra thì Trung Quốc cần phóng ra bao nhiêu lực lượng ?

Vấn đề đặt ra cho Trung Quốc là lực lượng võ trang Đài Loan không chịu ngồi yên, và Mỹ có khả năng lao vào cuộc chiến để bảo về đồng minh.

Chỉ riêng trên bình diện tác chiến, Đài Loan là một mục tiêu khó nuốt, có thể đáp trả bằng những đòn đau điếng, gây nhiều thiệt hại cho Trung Quốc. Quân đội Đài Loan dĩ nhiên không hùng mạnh như Mỹ nhưng rất đông, kể cả với quân trù bị, vũ khí cũng rất nhiều, tóm lại, có khả năng chiến đấu mãnh liệt.

Nếu Đài Loan có sự hỗ trợ trực tiếp của Mỹ, thì Trung Quốc có lẽ sẽ phải điều hành một chiến dịch quân sự khó khăn nhất của họ từ trước đến nay, với lực lượng đổ bộ vấp phải rào cản của Hải Quân Mỹ. Điều đó có nghĩa là kế hoạch tác chiến phải dự trù trường hợp đối mặt với một nhóm tàu sân bay Mỹ.

Không Quân và Hải Quân Trung Quốc như vậy sẽ có một nhiệm vụ gay go : Đối phó với một hải đội tàu sân bay tác chiến có nghĩa là tăng cường đáng kể năng lực quân sự và cũng có thể là dùng đến tàu sân bay của Trung Quốc. Một môi trường tác chiến như thế quả là không dễ dàng chút nào cho mục tiêu xâm chiếm bất kỳ nơi nào.

Chiến thuật ‘phi thường’

Để đánh bại một hải đội tàu sân bay Mỹ, cái mà Trung Quốc thường gọi là chiến thuật ‘phi thường’ sẽ được sử dụng để tạo cơ may thắng lợi mà không bị thiệt hại lớn lao. Biên khảo của Ian Easton đã nêu bật vấn đề thực thụ quan trọng đó đối với giới đề ra kế hoạch tại Trung Quốc.

Theo bài viết thì quả là Trung Quốc đã có một chiến thuật ‘phi thường’, tức là tấn công bất ngờ và/hay là triển khai vũ khí lạ chống lại bất kỳ hành động nào của Mỹ trước khi chiến dịch được thực hiện. Gián điệp Trung Quốc cài ở Đài Loan sẽ phải làm việc căng thẳng, những cuộc tấn công tin học sẽ rất ồ ạt.

Đánh Đài Loan một cách bất ngờ, hay như trong trường hợp này, đánh vào hệ thống tình báo Mỹ, không phải là một chuyện dễ. Khu vực Đài Loan luôn luôn được đặt trong tình trạng báo động cao. Bất kỳ động tĩnh nào trong vùng đều bị theo dõi chặt chẽ. Như vậy, muốn tấn công bất ngờ, Trung Quốc phải tính đến các thông số như vệ tinh gián điệp của Mỹ, máy bay giám sát và hệ thống tình báo.

Nhưng còn một khía cạnh khác của chiến dịch, không rõ ràng cụ thể như những điều nói ở trên, nhưng then chốt đối với một kế hoạch tấn công thực sự. Thất bại sẽ rất nguy hiểm đối với Trung Quốc và là thảm họa đối với bất kỳ người chỉ huy nào. Thất bại nặng nề trong chiến dịch sẽ có hậu quả kinh khủng ở trong nước, trong đó có việc làm chế độ mất ổn định. Bất kỳ kế hoạch nào cũng phải quan tâm đến những rủi ro này.

Lập trường của Mỹ

Từ năm 1949, bảo vệ Đài Loan luôn là một nguyên tắc vững như bàn thạch của chiến lược Mỹ. Trong thời Chiến Tranh Lạnh, có nhiều nguyên do cho việc này :

1/ Để Đài Loan bị chiếm đóng sẽ là mở cửa vùng Thái Bình Dương cho Trung Quốc, và qua đó cho Liên Xô.

2/ Đài Loan là một tiền đồn tốt vào thời ấy,

3/ Cho dù vậy, trên bình diện cá nhân, tổng thống Mỹ Truman rất ghét Tưởng Giới Thạch, và muốn có một người chống cộng cứng rắn đặc trách Đài Loan.

4/ Nguy cơ chiến tranh kiểu Đông Dương hay Triều Tiên sau đó lan ra trong khu vực đã khiến Mỹ hiện diện quân sự mạnh mẽ trong vùng Châu Á.

5/ Mỹ không có nhiều nơi trong vùng để có thể triển khai một lực lượng phòng thủ tiền phương nhắm vào Trung Quốc, và Đài Loan là một chọn lựa hiển nhiên.

Mỹ chưa bao giờ thay đổi quan điểm về tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan mặc dù có bao thay đổi trên thế giới và sự tiến bộ nhẩy vọt của công nghệ quân sự. Một trong những lý do mà việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên các đảo ở Biển Đông được xem là quan trọng đó là vì Đài Loan.

Triết lý gọi là ‘Nước Mỹ trên hết’ của chính quyền Donald Trump cũng không có tác động gì nhiều trên vấn đề này. Đối với giới phân tích quân sự chuyên nghiệp, bỏ đi chiến lược dấn thân dài hạn bên cạnh Đài Loan sẽ bị đánh giá là thể hiện một sự yếu đuối ghê gớm (nếu không muốn nói là ngu xuẩn). Việc xét lại chính sách Đài Loan hoàn toàn không có cơ sở quân sự nào, nhất là khi mà nhiều đồng minh quan trọng Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản lại sát cửa Đài Loan.

Vị trí tiền đồn phòng thủ của Đài Loan cho phép Mỹ uyển chuyển hơn trong việc tiến hành các chiến dịch của mình. Guam, Đài Loan và Nhật tạo thành một thế chân vạc rất tốt nếu có tranh chấp với Trung Quốc... Các kế hoạch gia của Trung Quốc cũng thấy điều này...

Cần phải nhớ rằng Mỹ không thể dùng đến vũ khí hạt nhân trong bất kỳ cuộc chiến nào với Trung Quốc. Leo thang thành một cuộc chiến hạt nhân có nghĩa là tình hình đã đến lúc tàn cuộc và thậm chí đến Thế Chiến 3 không chừng. Mỹ chỉ có thể dùng vũ khí quy ước trong một cuộc chiến với Trung Quốc, điều đó có nghĩa là chính sách bảo vệ Đài Loan vẫn còn hiệu lực.

Kết luận : Đề cao cảnh giác

Đối với tác giả bài viết khả năng Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan không thể xem thường. Điều được ghi nhận trong chính sách của Trung Quốc từ 70 năm nay là Trung Quốc và Đài Loan sẽ thống nhất. Chính sách ‘Một nước Trung Hoa’ nhìn chung đều được thế giới chấp nhận, kể cả Hoa Kỳ. Nhưng chiến tranh không phải là không thể nổ ra. Ai cũng thấy thế giới đã suy sụp như thế nào trong 20 năm qua, và có thể suy sụp hơn nữa và rất nhanh.

Sự sát nhập kinh tế giữa Trung Quốc và Đài Loan cũng là một kịch bản khác có thể diễn ra, nếu Trung Quốc và Đài Loan mềm dẻo hơn với nhau. Chỉ hy vọng là hai bên không đi đến chiến tranh, vì sẽ không có ai thắng mà chỉ là số người chết khổng lồ sẽ bôi đen lịch sử nhân loại. - RFI
|
|
8.
Chết yểu vì ô nhiễm môi trường: SOS

Ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc có liên hệ tới hơn 1,8 triệu ca chết yểu, nghĩa là cứ 5 trường hợp chết yểu tại Trung Quốc thì có 1 ca vì ô nhiễm môi trường, theo cuộc nghiên cứu mới đăng tải trên tờ The Lancet.

Cuộc nghiên cứu trên tạp chí y học này cho hay ô nhiễm (từ không khí bẩn cho tới nước nhiễm độc) mỗi năm cướp đi sinh mạng của nhân loại trên toàn cầu nhiều hơn số nạn nhân thiệt mạng vì chiến tranh và bạo động.

Số người chết vì ô nhiễm nhiều hơn chết vì hút thuốc, đói khát, hay thiên tai.

Số tử vong vì ô nhiễm cao hơn số thiệt mạng vì AIDS, lao phổi, sốt rét cộng lại.

Khoảng 9 triệu người, tức cứ 6 trường hợp chết yểu trên thế giới trong năm 2015 thì có 1 người bị bệnh vì phơi nhiễm với những chất độc hại ô nhiễm độc hại, theo The Lancet.

Báo cáo nói phí tổn tài chính cho các ca tử vong liên quan tới ô nhiễm, cho bệnh tật, và cho an sinh là cao ngang nhau, gây thiệt hại hàng năm khoảng 4,6 ngàn tỷ đô la, nghĩa là trên 6% kinh tế thế giới.

Phúc trình này là nỗ lực đầu tiên tập họp dữ liệu về bệnh tật và tử vong do tất cả các hình thức ô nhiễm cộng lại.

Nghiên cứu cho thấy Châu Á và Châu Phi là hai khu vực khiến người ta bị nguy cơ cao nhất.

Dẫn đầu danh sách các nước có môi trường ‘chết người’ nhất là Ấn Độ và tiếp theo sau là Trung Quốc.

Đa số các ca tử vong liên quan đến ô nhiễm môi trường, 92%, xảy ra tại các nước đang phát triển có thu nhập thấp hoặc trung bình, nơi các nhà hoạch định chính sách chủ yếu quan tâm phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng căn bản, theo kết quả nghiên cứu. - VOA
|
|
9.
Canada ‘hào phóng’ với người tị nạn

Tỷ lệ người tìm quy chế tị nạn vượt biên giới bất hợp pháp từ Mỹ sang Canada được cấp quy chế người tị nạn tăng cao, theo các dữ kiện mới công bố, vì nhà chức trách Canada chấp nhận đơn xin tị nạn của những người lo sợ bị chính quyền Donald Trump trục xuất.

Hơn 15 ngàn người vượt biên giới Mỹ-Canada trái phép để xin quy chế tị nạn tại Canada trong năm nay. Nhiều người trong số này từng ở Mỹ hợp pháp và một số người trả lời phỏng vấn Reuters cho biết lẽ ra họ vẫn tiếp tục ở Mỹ nếu không có chiến dịch trấn áp di dân.

Quân đội Canada đã dựng lều trại tạm thời cho dòng người tị nạn tá túc, chủ yếu tại biên giới giữa Quebec với New York.

Ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ hồi tháng Giêng với mục tiêu giảm mạnh việc nhận người tị nạn cùng với các chính sách về di dân cứng rắn.

Trong 592 đơn xin tị nạn của những người vượt biên từ tháng ba tới tháng chín năm nay, gần 70% (408 đơn) được Canada chấp nhận, theo số liệu của Ban Di trú và Tị nạn.

Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ nhận tất cả các đơn xin tị nạn từ những người đến Canada bằng nhiều hình thức khác nhau hồi năm ngoái. - VOA
|
|
10.
Nhật Hoàng sẽ thoái vị vào năm 2019

Vào ngày 20 tháng 10, tờ Asahi Shimbun đưa tin Hoàng Đế Akihito sẽ thoái vị vào ngày 31 tháng Ba năm 2019, nhường ngôi lại cho con là Hoàng Thái Tử Naruhi.

Trích dẫn nguồn tin từ chính phủ, tờ báo cho biết thêm là tháng tới, Thủ Tướng Abe sẽ gặp hoàng gia để thảo luận về việc này, trước khi chính thức thông báo cho người dân biết.

Nhật Hoàng Akihito năm nay 83 tuổi. Năm ngoái khi loan báo tin sẽ thoái vị, Ngài nói rằng sức khỏe và tuổi tác không cho phép Ngài tiếp tục phục vụ đất nước. Mới đây, Hoàng Thái Hậu Michiko cũng nói tới điều này, cho hay điều Bà vui nhất là khi nghĩ đến những ngày Nhật Hoàng có thể tỉnh dưỡng, an vui tuổi già.

Vài hàng về hoàng đế tương lai của Nhật Bản: Hoàng Thái Tử Naruhito năm nay 57 tuổi, tốt nghiệp đại học ở Nhật và Anh Quốc. Ông lập gia đình với Công nương Masako, và hai người chỉ có một người con gái là công chúa Aiko.

Chuyện hoàng thái tử chỉ có con gái cũng từng là đề tài được tranh luận ở Nhật Bản, vì theo quy định của hoàng gia, ngai vàng chỉ trao cho người nam chứ không trao cho người nữ.

Tranh cãi này chấm dứt hồi 2006, sau khi em trai của Hoàng Thái Tử là hoàng thân Hisahito sanh con trai, tức có người nối dõi ngôi vua. Nói cách khác, người kế vị Hoàng Thái Tử Naruhito sẽ là người cháu trai gọi ông là bác.

Nhật chuẩn bị bầu cử và mưa bão

Cũng liên quan đến Nhật Bản, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi cử tri bỏ phiếu sớm, sau khi Sở Khí Tượng Thủy Văn thông báo Chủ Nhật tới đây sẽ có mưa to do bão Lan gây nên, ảnh hưởng tới số cử tri đi bầu chọn đại biểu quốc hội.

Trao đổi với báo chí, Thủ Tướng Abe nói rằng cuộc bầu cử vào ngày Chủ Nhật này sẽ quyết định tương lai của đất nước, do đó, ông kêu gọi mọi người nên bỏ phiếu sớm, tránh trường hợp bị trở ngại vì thời tiết.

Trong 2 lần bỏ phiếu gần đây, số cử tri đi bầu chỉ ở mức 60%, do đó các nhà quan sát bầu cử e ngại thời tiết sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử vào ngày Chủ Nhật sắp tới. - RFA
|
|

Tin Hoa Kỳ

11.
Phe Cộng Hòa tại Thượng viện thông qua dự luật ngân sách --- Tổng Thống Trump hứa hẹn giảm thuế lớn nhất lịch sử Mỹ

Với 51 phiếu thuận, 49 phiếu chống, các nghị sĩ Đảng Cộng hoà ở Thượng viện khuya hôm thứ Năm (19/10) thông qua một ngân sách có thể lót đường cho kế hoạch của Tổng thống Trump mà ông nói sẽ “cắt giảm và cải cách thuế trên diện rộng.”

Trong một thông báo sau cuộc biểu quyết, Toà Bạch Ốc nói:

“Nghị quyết này tạo ra một lối đi để cởi trói tiềm năng của nền kinh tế Mỹ thông qua cải cách và cắt giảm thuế, như vậy sẽ đơn giản hóa bộ luật thuế vụ cực kỳ phức tạp, giảm bớt gánh nặng tài chính của các gia đình trên khắp nước, và giúp các doanh nghiệp Mỹ tăng khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.”

Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà đang bị áp lực phải chấp thuận biện pháp cắt giảm thuế trước các cuộc bầu cử giữa kỳ năm tới, sau khi thất bại, không thông qua được nỗ lực được ông Trump hậu thuẫn để hủy bỏ luật chăm sóc sức khỏe giá phải chăng, thường được biết đến dưới tên Obamacare.

Thượng nghị sĩ Rand Paul, đại diện bang Kentucky, là đảng viên Đảng Cộng hoà duy nhất biểu quyết chống dự luật cải cách thuế. Ông nói biện pháp này quá tốn kém và nó từ bỏ mục tiêu của Đảng Cộng hoà là hủy bỏ luật Obamacare.

Thủ lãnh khối đa số tại Thượng viện, McConnell, nói:

“Đêm hôm nay chúng ta đã hoàn tất bước đầu tiên hướng tới việc thay thế bộ luật thuế vụ vô hiệu quả của chúng ta, bằng cách thông qua một ngân sách toàn diện có trách nhiệm về mặt tài chính sẽ giúp đặt chính quyền liên bang trên con đường tiến đến cân bằng ngân sách.”

Dự luật này có thể tăng mức thâm hụt ngân sách thêm 1,5 nghìn tỉ đôla trong thập niên tới để có thể trang trải các khoản thuế được cắt giảm.

Đảng Dân chủ mạnh mẽ chỉ trích dự luật này, nói rằng nó chỉ có lợi cho những cá nhân lắm tiền của và các tập đoàn công ty, các doanh nghiệp giàu có.

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ:

“Thưa Tổng thống, đây không phải là một dự luật ngân sách tồi, mà là một dự luật ngân sách khủng khiếp, cực kỳ ác độc, một ngân sách bất công nhất từng được đề xuất trong lịch sử cận đại của đất nước chúng ta.”

Ông Sanders nói ngân sách này sẽ cắt giảm Medicaid, chương trình liên bang trả chi phí y tế cho người nghèo và người tàn tật, tới 1 nghìn tỉ đôla, và khiến 15 triệu người Mỹ mất bảo hiểm y tế.

Thượng nghị sĩ Ron Wyden từ Oregon nhận định:

“Thật đáng tiếc là có một khoảng cách rất lớn giữa những lời khoa trương của chính quyền này về các vấn đề đó, và thực tế về những gì đang xảy ra trên giấy tờ.”

Ông Wyden là thành viên cao cấp nhất của Đảng Dân chủ trong Ủy ban soạn thảo thuế của Thượng viện, nói rằng dự luật cải cách thuế “nghiêng hẳn về phía thành phần ăn trên ngồi trốc.”

Thượng viện và Hạ viện phải đạt thỏa thuận về một nghị quyết ngân sách cho năm tài chính mới thi các thành viên Đảng Cộng hoà mới có thể đạt mục tiêu là thi hành dự luật thuế, sẽ được đệ trình cho Tổng thống Trump để ký thành luật trước cuối năm nay. - VOA

***
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Sáu hứa hẹn sẽ có giảm thuế “lớn nhất trong lịch sử” nước Mỹ, tiếp theo việc Thượng Viện thông qua đạo luật ngân sách trị giá $4,000 tỷ, mở đường cho luật cải tổ thuế phía Cộng Hòa hứa hẹn lâu nay.

Thành phần Cộng Hòa tại Quốc Hội hy vọng thông qua được biện pháp cải tổ thuế vào cuối năm nay, lần đầu tiên từ ba thập niên qua.

Đây là một mục tiêu nhiều tham vọng và sẽ hoàn tất được một số hứa hẹn đưa ra trong thời gian tranh cử, tuy nhiên cũng có thể bị ngăn trở bởi nhiều bất đồng ý kiến.

Nếu không thông qua được luật cải tổ thuế, đảng Cộng Hòa có thể bị thiệt hại lớn trong cuộc bầu cử giữa khóa năm tới.

Luật ngân sách được thông qua vào chiều Thứ Năm, hầu như hoàn toàn theo lập trường của đảng và cũng nhờ vào các quy định trong Thượng Viện theo đó cho phép phía Cộng Hòa thông qua luật này mà không cần có phiếu của phía Dân Chủ.

Trong cuộc bỏ phiếu sau cùng, luật được thông qua với 51 phiếu thuận và 49 phiếu chống.

Thượng Nghị Sĩ Rand Paul (Cộng Hòa-Kentucky) là người duy nhất của đảng cầm quyền bỏ phiếu chống.

Phía đảng Dân Chủ, không một thượng nghị sĩ nào bỏ phiếu thuận.

Hạ Viện Mỹ trước đó thông qua một đạo luật ngân sách khác, nhưng thành phần lãnh đạo Cộng Hòa tại Hạ Viện nói rằng họ sẽ chấp nhận bản ngân sách Thượng Viện thông qua để khỏi làm trì trệ luật cải tổ thuế.

Tuy nhiên, trong hàng ngũ đảng Cộng Hòa cũng đang có bất đồng ý kiến về thay đổi luật thuế.

Nhiều dân biểu Cộng Hòa ở các tiểu bang thuế cao như New York, New Jersey, Illinois, và California mạnh mẽ phản đối đề nghị hủy bỏ việc liên bang miễn trừ các khoản tiền đã trả cho tiểu bang và địa phương.

Họ cho rằng điều này sẽ khiến cho các người thọ thuế có lợi tức thấp và thành phần trung lưu bị thiệt hại vì phải trả thuế hai lần. - nguoiviet
|
|
12.
Các đại công ty Mỹ lập liên minh vận động cho di dân

Gần hai chục công ty công nghệ lớn và các ngành công nghiệp khác phát động một liên minh vận động luật mở đường cho di dân trẻ, bất hợp pháp được định cư vĩnh viễn tại Mỹ, theo các tài liệu Reuters trích dẫn ngày 20/10.

Liên minh Giấc mơ Mỹ dự định yêu cầu Quốc hội thông qua một đạo luật lưỡng đảng trong năm nay cho phép những di dân tới Mỹ bất hợp pháp từ thơ ấu, thường được gọi là ‘Dreamers’ được tiếp tục làm việc ở Mỹ.

Trong số các công ty hợp lực trong cuộc vận động này có Google, Microsoft, Amazon, Facebook, Intel, Uber, IBM, Tập đoàn Marriott Quốc tế và các công ty hàng đầu khác của Mỹ.

Phát ngôn nhân của công ty Intel, Will Moss, nói “Chúng tôi hân hạnh cùng các tổ chức khác thúc giục Quốc hội thông qua luật bảo vệ các di dân ‘Dreamers’.”

Ông Matthew Wing, người phát ngôn của Uber, nhấn mạnh “Uber tham gia cùng Liên minh Giấc mơ Mỹ vì chúng tôi đứng về phía các di dân Dreamers. Công ty Uber còn cung cấp hỗ trợ pháp lý và mở Trung tâm Nguồn lực Dreamer trên mạng để hỗ trợ các tài xế Uber nằm trong diện di dân ‘Dreamers.’

Nỗ lực thúc đẩy luật bảo vệ ‘Dreamers’ xuất hiện sau loan báo hồi tháng 9 của Tổng thống Donald Trump rằng chương trình trì hoãn hành động đối với những người nhập cư bất hợp pháp từ nhỏ (DACA) sẽ hết hạn vào tháng 3 năm sau.

DACA do cựu Tổng thống Barack Obama lập ra năm 2012, cho phép gần 900.000 di dân bất hợp pháp có được giấy phép lao động tại Mỹ.

Khoảng 800 công ty đã ký thỉnh nguyện thư gửi giới lãnh đạo Quốc hội sau quyết định của Tổng thống Trump, kêu gọi luật bảo vệ ‘Dreamers.’ - VOA
|

|
13.
Donald Trump thăm Việt Nam: Công nhận vai trò đối tác quan trọng --- TT Trump có thể dự lễ hoàn thành dự án dioxin Đà Nẵng

Vào lúc thời sự châu Á sôi nổi với tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, và Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc sắp diễn ra, Nhà Trắng hôm 16/10/2017 thông báo : Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thực hiện vòng công du châu Á vào tháng 11 nhân dịp ghé Việt Nam dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC, và đến Philippines dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á EAS, hai định chế khu vực mà Mỹ là thành viên.

Điều khiến giới quan sát khá ngạc nhiên là trong chương trình của tổng thống Mỹ, có chuyến ghé Hà Nội trong khuôn khổ một chuyến công du Việt Nam vào ngày 11/11, sau khi dự Thượng Đỉnh APEC tại Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là mục tiêu của tổng thống Trump khi chính thức đi thăm Việt Nam là gì.

Ngay từ hôm 17/10/2017, chuyên san The Diplomat tại Nhật Bản đã nêu bật hai vế khác nhau trong chuyến ghé thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ.

Phác họa chiến lược của Mỹ nhằm phản ứng trước sáng kiến con đường tơ lụa của Trung Quốc

Về vế đầu tiên là Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC, The Diplomat đặc biệt ghi nhận quyết định của ông Trump là sẽ phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của các Tổng Giám đốc khối APEC. Tham luận này có thể là bài phát biểu đầu tiên về chiến lược của chính quyền Trump đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mà Mỹ muốn được tự do và mở cửa. Đối với tờ báo Nhật, rất có thể chiến lược đó là phản ứng của Hoa Kỳ đối với sáng kiến Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc.

Về vế công du Việt Nam, nhà phân tích trên tờ Diplomat đặc biệt chú ý đến cuộc họp thượng đỉnh song phương Donald Trump-Trần Đại Quang tại Hà Nội. Dù chương trình nghị sự cụ thể chưa rõ, nhưng thoe The Diplomat, rất có thể là tổng thống Trump sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington, từng được người tiền nhiệm Obama đẩy mạnh vào năm cuối nhiệm kỳ.

Một cách cụ thể hơn, chuyên gia kỳ cựu về Việt Nam, giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc (Đại Học New South Wales) đã nhắc lại vị trí đặc biệt của Việt Nam hiện nay trong chính sách châu Á của Mỹ, với việc chính thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên được ông Trump, trong tư cách tổng thống Mỹ, đón tiếp tại Nhà Trắng.

Việt Nam: Đối tác quan trọng của Mỹ trong nhiều vấn đề khu vực

Trong một bài phân tích ngày 19/10, giáo sư Thayer cho rằng quyết định công du Việt Nam sau Thượng Đỉnh APEC là tín hiệu mạnh của ông Trump, cho thấy rằng ông vẫn duy trì các cam kết của Mỹ với Việt Nam là củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam, đồng thời công nhận Việt Nam là một tác nhân quan trọng trong các vấn đề khu vực, và là một đối tác của Mỹ trong nhiều vấn đề mà cả hai nước cùng quan tâm.

Đối với giáo sư Thayer, nhân chuyến công du Việt Nam, tổng thống Mỹ sẽ nhấn mạnh đến những hồ sơ mà cả hai bên đều có cùng một quan điểm chiến lược từ không phổ biến vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, cho đến tự do hóa kinh tế dựa trên các chuẩn mực cao của quốc tế và nhất là bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp ở Biển Đông, trong đó có việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không…

Theo dự đoán của giáo sư Thayer, một người rất thạo tin, tại Hà Nội, rất có thể là Tổng thống Mỹ và Chủ tịch nước Việt Nam sẽ đưa ra một tuyên bố chung tái khẳng định quyết tâm tăng cường Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện giữa hai nước. Cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ sẽ cho phép hai bên loan báo các hướng hoạt động mới như hợp tác về an ninh biển, không gian và các vấn đề hậu chiến tranh. - RFI

***
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam, sau cuộc đối thoại quốc phòng Hoa Kỳ - Việt Nam tại trụ sở Bộ Quốc Phòng Mỹ 17/10 nói ông đang thu xếp để Tổng thống Mỹ Donald Trump dự lễ công bố hoàn thành dự án tẩy độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng.

Truyền thông trong nước loan tin tại cuộc đối thoại hai bên đã đề cập đến những thách thức an ninh tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và quan hệ quốc phòng song phương Hoa Kỳ - Việt Nam, ngoài ra còn trao đổi các hoạt động chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 11 tới.

Ông Vịnh được đài truyền hình VTV hôm 19/10 dẫn lời nói: "Liên quan trực tiếp tới chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tôi hy vọng chúng ta sẽ tổ chức được buổi lễ công bố hoàn thành dự án tẩy độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng, với sự có mặt của quan chức cấp cao hai nước.”

Ông Vinh cho biết thêm: “Tôi đã nói với các quan chức Mỹ, là bước chân đầu tiên của Tổng thống Mỹ khi đặt chân tới Đà Nẵng đúng là chỗ trước đây bị nhiễm dioxin rất nặng, nhưng giờ đây đã là đất sạch và đón ông ấy an toàn khi tới Việt Nam.”

Ông Vịnh còn thông báo rằng, với sự giúp đỡ của phía Hoa Kỳ, dự án tẩy rửa dioxin ở phi trường Đà Nẵng đã hoàn thành “vượt mức mong đợi”.

Ngoài ra, tại cuộc đối thoại, ông Vịnh gợi ý hai bên hợp tác về quân y, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị đưa một bệnh viện dã chiến tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ.

Phía Việt Nam còn đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện những cam kết trong việc rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.

Tiến sĩ Joseph H. Felter, Phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ về khu vực Đông và Đông Nam Á nói phía Hoa Kỳ ghi nhận và hoàn toàn ủng hộ các đề nghị của phía Việt Nam về hợp tác trong lãnh vực cảnh sát biển, quân y, gìn giữ hòa bình và tẩy rửa dioxin.

Phía Hoa Kỳ cũng đề nghị phía Việt Nam tiếp tục tham gia các diễn đàn song phương và đa phương, để chuẩn bị giữ vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2020. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

14.
Chống buôn người phải chặn trước khi nạn nhân rời Việt Nam

Việc Anh tăng tài trợ để ngăn chặn nạn buôn người từ Việt Nam đưa sang làm nô lệ trong các động mại dâm, tiệm móng tay và trại trồng cần sa ở nước ngoài cần ưu tiên chú ý vào những thành phần có nguy cơ rơi vào tay những kẻ buôn người, theo các tổ chức từ thiện chống nô lệ.

Chính phủ Anh tuần này cam kết 3 triệu bảng Anh cho kế hoạch bắt các tội phạm buôn người, giúp đỡ các nạn nhân và ngăn chặn những người khác sa bẫy buôn người. Đây là một phần nằm trong chiến dịch chống tội phạm ở các quốc gia gốc nơi xuất phát nô lệ bị đưa sang Anh.

Việt Nam luôn bị xếp hạng là một trong ba quốc gia gốc hàng đầu, nơi xuất xứ của các nạn nhân nạn nô lệ thời hiện đại bị đưa sang Anh. Hầu hết nạn nhân là phụ nữ và trẻ em, thường bị buộc phải làm việc trong các trại trồng cây cần sa, các tiệm làm móng tay, hoặc các động mại dâm.

Mimi Vũ là Giám Đốc Hội Pacific Links, một tổ chức phi chính phủ hoạt động nhắm mục tiêu chấm dứt nạn buôn người ngay tại gốc của nó, qua chương trình hỗ trợ giáo dục và kinh tế. Bà nói với Reuters từ Việt Nam:

"Phòng ngừa thực sự là cách duy nhất để ngăn chặn nạn tình trạng tội phạm này. Một khi tiền đã được trả vào tay những kẻ buôn người, thì chuyện đã quá muộn. Ngay cả khi chúng ta chặn lại được một nạn nhân tại sân bay ở Việt Nam, thì trong tâm trí của họ đã có những suy nghĩ ... Họ đã mơ được ra nước ngoài, mang theo những hy vọng của cả gia đình."

Ước tính có ít nhất 13.000 người là nạn nhân của nạn lao động cưỡng bức, bóc lột tình dục và nô lệ trong nhà - nhưng cảnh sát nói con số trên thực tế còn cao hơn nhiều.

Tháng trước, Anh cam kết tăng gấp đôi số tiền viện trợ cho các dự án toàn cầu chống nô lệ, lên tới 150 triệu bảng với 33,5 triệu bảng dành cho các nước có nguy cơ cao, như Việt Nam.

Bà Justine Currell, Giám đốc điều hành tổ chức từ thiện chống nô lệ Unseen, nói chính phủ phải có lối tiếp cận dài hạn đối với các sáng kiến này, và làm việc chặt chẽ với chính phủ và các nhà hoạt động tại các quốc gia mục tiêu.

Bà nói: "Số tiền này cần phải được sử dụng một cách có mục đích lâu dài, thay vì ném tiền vào để giải quyết nhất thời và hời hợt một số vấn đề, không phù hợp với chính phủ các nước như Việt Nam hay Nigeria.

Tháng trước, ông Kevin Hyland, Ủy viên độc lập đặc trách chống nô lệ của Anh, kêu gọi chính phủ phát triển các chương trình phòng chống nạn buôn người ở Việt Nam, đồng thời siết chặt các quy định cho các tiệm móng tay, vốn khét tiếng là các địa điểm khai thác nạn nhân nạn buôn người, chủ yếu từ Việt Nam.

Nước Anh được coi là một trong các nước lãnh đạo các nỗ lực toàn cầu chống nạn nô lệ. Anh đã thông qua Đạo luật Nô lệ hiện đại vào năm 2015 để dẹp bỏ nạn buôn người, buộc các doanh nghiệp phải kiểm tra các nguồn cung cấp lao động để phát hiện nạn cưỡng bức lao động và bảo vệ những người có nguy cơ trở thành nô lệ. - VOA
|
|
15.
Đại sứ Mỹ gặp Giám mục Nguyễn Thái Hợp

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius vừa có cuộc gặp với Giám mục Nguyễn Thái Hợp của giáo phận Vinh.

Hôm 19/10 đại sứ Mỹ thông báo trên Facebook: “Thật là tuyệt vời được tiếp đón Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp từ giáo phận Vinh.”

Nhà ngoại giao Mỹ không tiết lộ chi tiết nội dung trao đổi với giám mục, nhưng không loại trừ khả năng hai bên nói về vụ giáo dân khiếu kiện nhà máy Formosa Hà Tĩnh vì gây ô nhiễm môi trường và vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Năm năm trước đây, Đại sứ Hoa Kỳ tiền nhiệm, David Shear, khi họp với cộng đồng Việt Nam ở Little Saigon, Nam California nói rằng vào tháng 9 năm 2012 ông có vào Nghệ An để thăm đức giám mục Hợp nhưng khi đến nơi, ông được chính quyền thông báo là “cuộc gặp sẽ không diễn ra được.”

Trước đây, giám mục Hợp đã công du châu Âu và Đài Loan, vận động quốc tế, đồng hành cùng các ngư dân các tỉnh miền Trung, trong đó có giáo dân ở giáo phận Vinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong vụ ô nhiễm môi trường biển do nhà máy Formosa gây ra.

Giám mục Nguyễn Thái Hơp vào tháng 8 năm nay, viết thư cho Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đại diện cho gần 600,000 giáo dân trong Giáo Phận Vinh, bao gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, nói: “Chúng tôi là nạn nhân trực tiếp của thảm trạng gây ô nhiễm của công ty Formosa Hà Tĩnh vào ngày 6/4/2016.”

Sau biến cố ô nhiễm khủng khiếp này, Giáo phận đã thành lập Ban Hỗ Trợ Nạn nhân Ô nhiễm Môi trường Biển với mục đích hỗ trợ trực tiếp cho các nạn nhân Formosa Hà Tĩnh đòi lại công bằng, công lý.

Trong thư, người đứng đầu giáo phận Vinh yêu cầu chính phủ Đài Loan xem xét sự nghiêm trọng của vấn đề này nhằm đảm bảo các quyền con người và tránh tình trạng ô nhiễm môi trường.

Trả lời phỏng vấn VOA vào tháng 5, giám mục Nguyễn Thái Hợp nói những câu hỏi rất căn bản của người dân như nguyên nhân của thảm họa, tác hại của nó thế nào, kéo dài bao lâu, khi nào biển miền Trung được khôi phục trở lại… vẫn chưa được chính quyền trả lời thỏa đáng.

“Cho tới hôm nay, tôi thấy rằng chúng tôi chỉ gặp được những câu trả lời một cách rất mị dân và vô trách nhiệm. Có những người trả lời một cách vô trách nhiệm rằng biển miền Trung cũng như dân tộc Việt Nam oai hùng nên nó tự có thể tẩy xóa được thảm họa, những chất độc trở lại tình trạng ban đầu.” - VOA
|
|
16.
Việt Kiều mang rùa vào Mỹ đối mặt bản án 20 năm tù

Một Việt Kiều ở khu Little Saigon, thành phố Westminster, bang California, hôm thứ Năm 19/10 đã nhận tội nhập lậu trái phép hơn mười con rùa và các loài cá từ Việt Nam vào Mỹ. Đây là các động vật được luật Liên bang Hoa kỳ bảo vệ, theo trang My News LA.

Ông Kevin Đức Vũ, người chuyên bán cá cảnh và rùa trên Internet, phải đối mặt với bản án đến 20 năm khi ông bị Thẩm phán tòa cấp Quận Hoa Kỳ Christina A. Snyder kết án ngày 5/2 năm tới.

Trang Los Angeles Times cho biết ông Vũ, 44 tuổi, nhận tội rằng ông đã nhập bảy con rùa "đầu lớn" và bảy con cá rồng châu Á - cả hai đều được bảo vệ theo Công ước Liên bang về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và chỉ khi có giấy phép mới có thể nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Khi đóng gói từ Việt Nam, lô hàng này ghi nhãn "vật nuôi cá cảnh" - bao gồm bảy con rùa "bốn mắt", sáu rùa châu Á và một con rùa bụng đen, tất cả đều được bảo vệ theo luật pháp liên bang, theo bản nhận tội được lưu ở tòa án liên bang tại thành phố Los Angeles.

Kiện hàng FedEx này đã được Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ thu giữ vào ngày 29/9/2016 và được các nhân viên Quản lý Cá và các Động vật Hoang dã Hoa Kỳ kiểm tra. Sáu trong các con rùa này đã chết trong quá trình vận chuyển, các công tố viên cho biết.

Theo Văn phòng Công tố Hoa Kỳ, giá trị của lô hàng động vật hoang dã này có giá trên thị trường chợ đen trên 67.000 đôla Mỹ.

Khi các nhân viên liên bang lục soát nhà của ông Vũ vào ngày 5/10/2016, phát hiện 4 con cá rồng trong tủ lạnh và 2 con rùa đen.

Các công tố viên cho biết, ông Vũ đã bán cá rồng qua internet với giá mỗi con 1.900 đôla, và kiếm lời từ 650 đến 1.000 đôa cho đối với các con rùa châu Á, tùy theo loại. - VOA
|
|
17.
Một Việt Kiều Mỹ bị cấm nhập cảnh VN: ‘Hà Nội sợ gây rắc rối cho APEC’

Một người Mỹ gốc Việt bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam, do từng tham gia biểu tình ở phố Bolsa và đăng hình ảnh được cho là “nói xấu chế độ.”

Ông Dominic Pham, một người Mỹ gốc Việt tại thành phố Westminster bang California, hôm 18/10 đã bị các viên chức an ninh cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, chặn lại, “mời làm việc” và sau đó thông báo miệng từ chối nhập cảnh.

Hôm 19/10, từ thành phố Westminster, ông Dominic cho VOA biết sự việc xảy ra tại phòng nhập cảnh sân bay Nội Bài:

“Lúc bước ra khỏi máy bay, tới nơi trình hộ chiếu để họ kiểm tra thì thấy có ba chú đang nói chuyện trên điện thoại, rồi họ bảo tôi vào trong phòng làm việc.

Họ nói nếu tôi không chống cộng nữa và sau khi tôi về Mỹ thì liên hệ với họ để họ cứu xét cho trở về thăm quê nhà.”

Ông Dominic có cung cấp cho VOA các thẻ lên máy bay (boarding pass) của ông cho thấy ông đáp chuyến bay Eva Air từ thành phố Las Vegas quá cảnh Đài Bắc, về đến Nội Bài trưa ngày 18/10 và cũng trưa cùng ngày ông bị buộc phải quay về Mỹ.

Ông Dominic Phạm nói công an cửa khẩu sân bay không cấp biên bản về việc từ chối nhập cảnh đối với ông:

“Không có bất cứ một văn bản nào. Tôi được chỉ vào trong phòng đó, họ hỏi qua hỏi lại, chờ cho đến giờ lên máy bay quay về Mỹ. Họ chờ cho đến khi hành khách lên máy bay xong cả thì họ dẫn mình ra trở lại máy bay.”

VOA chưa liên lạc được với Cục Xuất Nhập cảnh hay Cơ quan phụ trách xuất nhập cảnh sân bay Quốc tế Nội bài để xác nhận sự việc.

Sau khi về lại Mỹ, ông Dominic viết lên Facebook rằng trong thời gian thẩm vấn, ông không được đụng đến điện thoại, và bị phía an ninh mặc thường phục yêu cầu cung cấp mật khẩu để “kiểm tra.”

“Tôi chỉ nói ngắn gọn: ‘tôi không biết các chú là ai, các chú mặc quần áo dân thường, không bảng tên, không phù hiệu, ăn nói như đầu đường xó chợ nên tôi không nhất thiết phải tuân phủ theo các mệnh lệnh của chú.”

Ông Dominic cho biết các câu hỏi thẩm vấn của một cán bộ xuất nhập cảnh như sau:"Về Việt Nam anh sẽ ở đâu? Thăm những ai? Tại sao anh lại chống cộng? Anh có biết Việt Tân không? Có biết Đào Minh Quân không? Anh có vào đảng phái nào không? Hầu như các cuộc xuống đường ở Bolsa đều thấy anh tham gia, Vali anh có tài tiệu gì không? Anh đã về Việt Nam biểu tình lần nào chưa?”

Ông Dominic nhận định lý do ông bị cấm nhập cảnh:

“Cũng có thể vì do đợt này Tổng thống Donald Trump về Đà Nẵng cho nên chế độ họ sợ tất cả những người chống Cộng mà về Việt Nam trong đợt này có thể gây rắc rối, lên tiếng này họ. Khoảng cả tháng nay, họ đã triệu tập, gửi giấy mời, bắt bớ những anh chị em đấu tranh trong nước, cũng có thể là vì lý do này.”

Blogger Phan Cẩm Hường tại Hà Nội viết trên Facebook về ông Dominic: “Anh là người Việt sống tại Mỹ, anh thường dành dụm những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt để giúp dân oan & những người dân yếu thế trong nước. Anh cũng thường lên tiếng phản đối những bất công sai trái của xã hội Việt Nam qua mạng.”

Blogger Trịnh Bá Phương ở Hà Nôi viết trên Facebook sau khi ông Dominic bị cấm nhập cảnh: “Chú Dominic Pham là người luôn quan tâm đến dân oan và hiện tình đất nước,” đăng kèm với một bức ảnh ông Dominic Pham lần trước về thăm Việt Nam và tặng quà cho dân nghèo Dương Nội.

Nhà tranh đấu cho dân oan Dương Nội nhận định: “Đây rõ là một thủ đoạn đê hèn mà Việt Nam đã đối xử với Việt kiều, trong khi họ vẫn ra rả kêu gọi hoà giải và gọi kiều bào bằng mỹ từ 'Khúc ruột ngàn dặm.' - VOA
|
|
18.
Phạt 5 triệu vì 'bôi nhọ' Bộ trưởng Kim Tiến

Một nguồn từ Bộ Y tế Việt Nam nói với báo Người Lao Động rằng Bộ này "không đề nghị" tỉnh Thừa Thiên - Huế xử phạt bác sĩ bị cho là "bôi nhọ" Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trên Facebook.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 triệu đồng đối với bác sĩ Hoàng Công Truyện vì bài đăng trên Facebook tối 14/7.

Trung tâm y tế huyện Phong Điền cũng kỷ luật bác sĩ Truyện với hình thức khiển trách.

Báo Tuổi Trẻ hôm 19/10 tường thuật, hồi tháng Bảy, trang cá nhân có nick Hoàng Công Truyện trên Facebook "đăng nội dung khuyên bà Nguyễn Thị Kim Tiến nên nghỉ việc do yếu kém về công tác tham mưu, vấn đề an ninh ở bệnh viện... Kèm với đó là ảnh chụp cận cảnh mặt bà Tiến."

"Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế xác minh và xử lý chủ sở hữu trang Facebook nói trên. Bộ Y tế khẳng định nội dung trên Facebook này là bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người đứng đầu ngành y," theo báo Tuổi Trẻ.

Tuy vậy, ngày 20/10, báo Người Lao Động trích lời một "đại diện" không nêu tên từ Bộ Y tế nói văn bản không đề nghị địa phương xử phạt bác sĩ này.

Nguồn này nói rằng công văn Bộ Y tế "đề nghị làm công tác giáo dục, đạo đức tư tưởng cán bộ y tế trong ngành; việc xác minh, làm rõ sự việc và xử lý theo quy định".

Tin xử phạt đã gây tranh luận.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc lên tiếng: "Theo tôi, người dân đóng góp ý kiến cho Bộ trưởng thì đây là chuyện hết sức bình thường. Sắp tới luật về khiếu nại sẽ đặt vấn đề khiếu nại trên mạng có được không chứ không chỉ nói đến việc phát biểu ý kiến của mình."

Tài khoản Facebook liên quan được xác định là của bác sĩ Hoàng Công Truyện, phó khoa Hồi sức cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền,Thừa Thiên - Huế.

Văn bản thi hành kỷ luật ông Truyện do Giám đốc Nguyễn Đức Lợi của Trung tâm Y tế huyện Phong Điền ghi: "Hình thức kỷ luật: Khiển trách. Lý do: "Vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến viên chức."

Báo Lao Động dẫn lời ông Nguyễn Đức Lợi - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phong Điền cho biết sau khi "xin ý kiến của trợ lý Bộ trưởng Bộ Y tế, ý kiến của UBND tỉnh", Sở Y tế thống nhất là phải có hình thức gì đó xử phạt để bác sĩ Truyện rút kinh nghiệm.

Sau đó, Sở Y tế đưa về cho Trung tâm để tự chọn mức xử phạt bác sĩ Truyện.

"Khi Sở đưa về cho Trung tâm chọn mức xử phạt bác sĩ Truyện thì anh em ở đây đã họp và quyết định chọn mức xử nhẹ nhất. Nếu có hình thức xử phạt nào nhẹ hơn nữa thì anh em cũng xét mức nhẹ hơn vì bản thân bác sĩ Truyện có nhân thân tốt, chưa vi phạm lần nào," ông Lợi cho hay.

Nói với Infonet, ông Lê Sỹ Minh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế, cho biết việc xử phạt áp dụng Nghị định 174/2013 của Chính phủ.

Theo Nghị định này, hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

'Chưa thỏa đáng'

Hôm 20/10, trả lời BBC từ Hà Nội, Tiến sĩ Trần Đáng, cựu Cục Trưởng Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y Tế, nói: "Theo tôi, quyết định xử phạt như vậy là chưa thỏa đáng, vì đó là quyền tự do ngôn luận của mỗi người."

"Muốn phạt thì phải xác định có hành vi vi phạm dân sự cụ thể."

"Tôi thấy hành vi của ông Truyện chưa tới mức bị xử phạt, cùng lắm là bị nhắc nhở thôi."

"Ông ấy có thể kiện lại quyết định xử phạt mình."

Cùng ngày, BBC gọi cho ông Hoàng Công Truyện và ông Nguyễn Đức Lợi nhưng không nhận được phản hồi. - BBC
|
|
19.
Lồng đèn Hội An được chọn làm quà APEC

Lồng đèn Hội An vừa được tỉnh Quảng Nam chọn làm quà tặng dành cho các đại biểu tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017 sắp diễn ra tại Việt Nam.

Anh Huỳnh Phước Đức, chủ một cơ sở sản xuất đèn lồng ở Hội An, cho biết anh nhận được đơn hàng 2.400 đèn lồng từ chính quyền địa phương vào cuối tháng 9.

Với lực lượng 15 nhân công làm liên tục từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối trong 2 tuần lễ, đến nay cơ sở của anh Đức đã gần như hoàn thành lô hàng quà tặng cho APEC.

Nói với VOA sau khi vừa giao đợt lồng đèn đầu tiên, anh Huỳnh Phước Đức cho biết:

“Lồng đèn được làm thủ công, hoàn toàn bằng tay, vẽ bằng tay, chứ không phải như đồ sản xuất hàng loạt. Nếu làm từ đầu tới cuối, với nhiều người, thì làm một đèn lồng mất khoảng 1-2 tiếng. Trung bình vẽ mất 5-10 phút một lồng đèn. Họa tiết chính là hoa sen-quốc hoa của Việt Nam, cô gái mặc áo dài và phố cổ Hội An”.

3 ý tưởng họa tiết trên do vợ anh Đức, chị Nguyễn Dương Thu Hiền, vốn là một kiến trúc sư thiết kế. Anh Đức nói nhờ ý tưởng và công nghệ mà cơ sở anh được chọn giữa hàng loạt cở sở sản xuất lồng đèn ở Hội An.

Anh cho biết thêm: “Đề xuất ra được trên lồng đèn vẽ cái chi. Với lại, bên em in được cái thẻ với logo APEC và Quảng Nam trên thẻ tre, vì tre là chất liệu quen thuộc của người dân ở đây. Có rất nhiều cách để vẽ bằng tay trên tre, nhưng bên em in được hình logo APEC lên sắc nét y như in trên giấy”.

Ngoài số lồng đèn trên, tỉnh Quảng Nam còn làm 30 bức tranh mạ vàng Chùa Cầu để tặng cho đại biểu là bộ trưởng và trưởng đoàn các nền kinh tế, các định chế tài chính tín dụng quốc tế.

Báo Pháp Luật dẫn lời Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Thanh cho biết tại cuộc họp báo ngày 17/10 rằng các phần quà này được huy động từ nhiều nguồn nhưng cơ bản là xã hội hóa. Giá trị tiền bạc không nhiều, giá trị văn hóa là chính.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam, trong thời gian diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Quảng Nam, tỉnh này còn có 4 chương trình tour tham quan dành cho đại biểu tham dự APEC. Đây là một hoạt động bên lề hội nghị Bộ trưởng Tài chính, diễn ra từ ngày 18-21/10 tại thành phố Hội An.

Dự kiến có khoảng 450 đại biểu, gồm Bộ trưởng Tài chính của 21 nền kinh tế thành viên APEC, lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á... đến tham dự Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng vào đầu tháng tới.

Cho đến nay, ngoài Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận sẽ đến tham dự, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến cũng sẽ có mặt ở Đà Nẵng dù chưa có xác nhận chính thức. - VOA
|
|
20.
Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm bị khai trừ

Vào ngày 19 tháng 10, Huyện Ủy Mỹ Đức công bố quyết định kỷ luật đối với bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân xã Đồng Tâm và thông báo kết luận kiểm tra đối với Ban Chấp Hành Đảng bộ xã Đồng Tâm nhiệm kỳ 2015-2020.

Theo thông báo thì lý do khai trừ Đảng đối với bà bí thư xã Đồng Tâm, Nguyễn Thị Lan, là do bà này không chỉ đạo cán bộ, đảng viên cũng như người dân trên địa bàn xã được giao phụ trách thực hiện đúng tinh thần các văn bản của cấp trên khẳng định đất đai khu vực Sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng.

Vào dịp người dân bắt giữ 38 cán bộ, chiến sĩ công an, lãnh đạo chính quyền hồi trung tuần tháng tư năm 2017, bà bí thư đảng ủy xã Đồng Tâm bỏ vị trí công tác trong 3 ngày; dù rằng bà biết rõ sự việc và điện báo cho cấp trên.

Cùng bị kỷ luật với bà Nguyễn thị Lan, bí thư đảng ủy – chủ tịch Hội đồng Nhân Dân Xã Đồng Tâm; ba lãnh đạo xã khác cũng bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo và 1 người bị khiển trách. Ba người bị cảnh cáo gồm phó bí thư thường trực đảng ủy, ông Nguyễn Mạnh Tiến; phó bí thư- chủ tịch xã Đồng Tâm ông Hoàng Thanh Hương,; phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Đồng Tâm ông Lê Trường Huy. Người bị khiển trách là ông Phạm Hồng Sỹ, phó chủ tịch Ủy ban Nhân Dân xã Đồng Tâm.

Trong vụ khủng hoảng tranh chấp đất đai giữa người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm với Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel, vào ngày 13 tháng 10 vừa qua, Cơ quan An Ninh Điều Tra thuộc Công an Hà Nội ra thư kêu gọi người dân Đồng Tâm đầu thú qua vụ bắt giữ cán bộ, chiến sĩ công an và lãnh đạo huyện Mỹ Đức.

Những người dân xã Đồng Tâm mà Đài RFA liên lạc đều phản đối biện pháp kêu gọi đầu thú như thế. Họ cho rằng vụ việc bắt giữ con tin là do phía cơ quan chức năng và doanh nghiệp quân đội sai khi mời người dân đi giải quyết việc tranh chấp lại tiến hành bắt giữ người; thậm chí còn gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình, vị cao niên đi đầu trong công cuộc tranh đấu giữ đất đồng Sênh tại thôn Hoành.

Dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm yêu cầu chủ tịch thành phố Hà Nội cần giữ đúng cam kết với người dân vào ngày 22 tháng tư khi đề nghị dân thả hết con tin ra. Một trong những cam kết là không truy cứu hình sự người dân trong vụ việc; cũng như thanh tra đất đai tranh chấp một cách công tâm. - RFA
|
|
21.
Đề nghị dìm bùn thải ở Vũng Tàu

Bộ Tài nguyên & Môi trường Việt Nam đang xem xét cấp giấy phép cho Cục hàng hải Việt Nam thực hiện việc nhận chìm 900 ngàn mét khối bùn thải trên vùng biển Vũng Tàu.

Báo chí Việt Nam loan tin này và nói rõ số bùn thải do nạo vét luồng lạch cho tàu biển di chuyển trên sông Thị Vải.

Tin cũng cho hay là từ trước tới nay bùn nạo vét như vậy đều được đổ ra biển. Sắp tới đây với việc tu sửa, nạo vét các luồng lạch cho tàu chạy vào các cảng khu vực Sài Gòn, sẽ có đến 6 triệu 830 ngàn mét khối bùn được dự kiến sẽ nhận chìm xuống biển.

Xin nhắc lại là cách đây vài tháng một kế hoạch dìm 1 triệu mét khối bùn nạo vét cảng Tuy Phong của các nhà máy nhiệt điện chạy than của tỉnh Bình Thuận, đã bị hủy bỏ vì bị dư luận và báo chí phản đối. - RFA

Link:
http://bit.ly/2kWPNo9







No comments:

Post a Comment

View My Stats