Monday 24 April 2017

CUỘC TỰ SÁT “CHẬM NHƯNG CHẮC” (FB Vương Trí Nhàn)





Khi trả lời phỏng vấn một tờ báo Việt Nam, một chuyên gia giao thông người Nhật Bản nêu nhận xét rằng ông thấy người dân ở Hà Nội đi xe máy đúng theo kiểu tự sát.

Có thể bảo “đâm đầu vào cõi chết” là tinh thần chi phối xã hội ta trên nhiều phương diện sống khác. Ít ra là trong mấy việc:

1/ cách ta xả rác và hủy hoại môi trường 

2/ cách ta khai thác hầm mỏ, đất đai… và các di sản văn hóa để thu lợi. 

3/ Cách ta dùng người và đào tạo lớp trẻ.

Đấy cũng là cái ý mà Nhị Linh viết trong bài đưa trên blog của tác giả ngày 25-2-2012. Bài viết “Nào ta cùng tự sát” dành để nói về các mặt đi lại, phóng xe, đổ rác... của dân ta hiện nay. Tôi mượn để nói về giáo dục nên cải lại như trên. 

Sinh viên các trường sư phạm giờ đây khi ra trường dù là giỏi đến đâu cũng không được nhận vào biên chế ngay mà phải qua nhiều lần hợp đồng.

Nói là để thử thách.

Nhưng thực chất là để các nhà tổ chức hét tiền cống nạp, giá hiện thời đâu từ vài chục đến cả trăm triệu mỗi lần.

Một Phó giáo sư giáo dục học đã về hưu kể với tôi từ đây xảy ra hai tình thế, một là có nhiều Cử nhân sư phạm mới ra trường không kiếm được tiền đành bỏ nghề; hai là những em có khả năng mang tiền nhà đi vay đi mượn để nộp thì sau này mặc sức cướp bóc học trò để hoàn vốn.

Chuyện cướp bóc xảy ra ở nhiều ngành khác, nhưng đến giáo dục càng thấy đau lòng vì trong tay những thầy giáo như thế thì con em chúng ta còn làm sao mà nên người được.

Tuổi già tôi hay có những ý nghĩ lẩn mẩn.

Ví dụ như nhân vụ “sự cố môi trường“ ở Kỳ Anh, tôi ước giá kể trong gia đình những người phụ trách chính quyền ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có em có cháu nào đó “tố” lên cho bọn tôi biết bữa cơm trong nhà họ có dùng đến những thứ hải sản mới đánh lên từ biển hay không.

Tương tự như vậy, với chuyện giáo dục thời nay, tôi tự đặt cho mình câu hỏi,
1/ chẳng lẽ những người phụ trách ngành giáo dục không có con cái cháu chắt đi học ở các trường phổ thông;
2/chẳng lẽ những đứa trẻ ấy không nói với cha chú chúng rằng chúng đang học trong một nhà trường thế nào?

Nhiều người chúng ta đều biết rằng thời nay, sinh viên VN đi học Âu Mỹ không mang về nổi cái bằng. Mà về khoa học tự nhiên còn đỡ. Chứ lâu nay có mấy trường hợp thanh niên ta lọt vào các ngành khoa học xã hội của nước ngoài để lo học hỏi rồi về tác động tới cách sống của con người trên mảnh đất này. Tương lai chúng ta sẽ quản lý người theo kiểu chiến tranh mãi mãi hay sao? và chúng ta sẽ không bao giờ hội nhập thực sự với thế giới hay sao? Cuộc tự sát này diễn ra chậm chạp, cố nhiên và cái chính là không ai có thể thoát ra theo cách riêng của mình nên có thể gọi là chắc chắn nữa. Chết một đống hơn sống một người, câu cửa miệng của người xưa vẫn còn trong đầu óc người thời nay, nó giúp cho cuộc sống hồn nhiên tự phát của người ta có thêm động lực.


Tam Tran Chào anh Nhàn. Như thường lệ anh lại nói đúng. Xin phép nói về nước Nga. Nước Nga hiện cũng đang có đủ các “triệu chứng” của một cuộc tự sát tập thể “chậm nhưng chắc” như anh liệt kê.
Các “triêu chứng” này ở Nga nhẹ nhàng kín đáo hơn nhưng sâu sắc và khốc liệt hơn vì thể hiên sự suy thoái của một đất nước vốn từng là siêu cường kinh tế thực sự.
Theo các chuyên gia, trong số đó có cả Alexei Kydrin - cựu Phó thủ tướng, Bộ trưởng tài chính (2000-2011) hiện nay vẫn là một cộng sự rất gần gũi của TT Putin thì nước Nga có nhiều khả năng sụp đổ trong vòng 10-15 năm tới.
Nguyên nhân chính là nước Nga ngày càng phụ thuộc vào việc độc canh và xuất khẩu dầu khí. Một lĩnh vực có vai trò ngày càng suy giảm vì ngày càng có nhiều nguồn năng lượng tái tạo thay thế gía rẻ.
Nước Nga đã “để phí” rất nhều thời gian, không biết còn kịp thay đổi cơ cấu kinh tế phá thể độc canh này không? Vì vậy, nhiều phần là nước Nga sẽ đứng bên lề cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra.
Một cách vĩnh viễn. Con đường ngắn nhất để tiến tới sự sụp đổ của quốc gia đa sắc tộc.
Nhiều khi quan sát tổng thể tình hình nước Nga tôi có môt suy nghĩ rất tiêu cực kiểu AQ.
Thật là đáng tiếc cho nước Nga có một tiềm năng tài nguyên và trí tuệ khổng lồ, một lịch sử vĩ đại. Mà hình như (hy vọng rằng tôi nhầm) vẫn phải chấp nhận một viễn cảnh như vậy?
Một sư an ủi chua xót khi nhìn vào Việt Nam. Hy vọng duy nhất còn lại là vào bản năng sinh tồn mạnh mẽ của ngườ Viêt.

*
Huykiem Ha Tôi thông hiểu nỗi trăn trở của Bác VTN đang lo lăngs về tương lai của dân tộc. Xuy cho cùng thì dân ta đang trải qua 4 cuộc chiến tranh ( tôi nói 4 cuộc chiên là chống Pháp, chống Mỹ - nôi chi ến, chống Tàu và hiên nay là cuộc chiến về tư tưởng - về ý thức hệ VS chuyên chính và Tự do dân chủ.
40 năm cuộc chiến này nó huỷ hoại bản sắc dân tộc Việt, dân tộc không thể hoà hợp và hoà giải
Cuộc chiến ng ay trong nội bộ dân tộc Viêt giữa bọn lưu manh tiếm quyền có súng đàn áp tinh thần dân chủ của nhân dân. Bài học Đồng tâm mấy hôm na y có thấy tên ĐBQH và HĐND làm đại biểu lấy phiếu của Hoài đức về ở với dân không ? Chúng chui chỗ nào khi dân bị dồn ép, bộ mặt lưu manh làm hề lộ rõ
Chính sách cai trị và điều hành xã hội hiện nay theo kiểu chuyên chính vô học mất dân chủ hiện nay đưa dân tộc vào hố đen mà Bác VTN đang trăn trở





No comments:

Post a Comment

View My Stats