Thursday 8 October 2015

Tại sao họ trở thành khủng bố? (Haroon Ullah - Prager University)





Haroon Ullah  -  Prager University
Dịch giả: Ku Búa @ cafekubua.com
05/10/2015

Giới thiệu

Điều gì làm một người nào đó trở thành một người Hồi Giáo cực đoan? Có phải là vì nghèo đói? Sự thiết hiểu biết và giáo dục? Hay đó là một cuộc tìm kiếm ý nghĩa nào đó? Haroon Ullah, một cố vấn cao cấp cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và một giáo sư của môn chính sách đối ngoại tại Đại học Georgetown, chia sẻ những gì ông ta đã chứng kiến khi đang sinh sống ở Pakistan, một quốc gia Hồi Giáo.

Động lực thúc đẩy

Điều gì thúc đẩy một người trở thành một người cuồng tôn giáo cực đoan, đến mức để trở thành một sát thủ đánh bomb? Cũng như đa số người, tôi cứ nghĩ rằng chỉ có hai câu trả lời cho vấn đề đó: sự nghèo đói và thiếu hiểu biết.

Lập luận “nghèo đói” thường được nói như vầy: mức nghèo đói đến độ gần như không có lối thoát nuôi dưỡng sự căm thù đối với những người có nhiều của cải hơn. Nếu lựa chọn của bạn là chết với tư cách là người liệt sĩ hoặc chết như một người ăn xin, thì chết như một liệt sĩ là sự lựa chọn hiển nhiên.

Còn lập luận “thiếu hiểu biết” thường được nói như vầy: người nghèo không có cơ hội để được giáo dục đầy đủ và vì vậy họ thường dễ bị dụ và thao tác tư tưởng. Những người thông minh hơn lợi dụng lòng căm thù và và tín dị đoan của họ. Khi một người cực đoan lôi kéo được người nghèo đó, việc tẩy não người đó trở thành quá dễ dàng.

Vì có rất nhiều nghèo đói và sự thiếu hiểu biết ở trên thế giới, nên có rất nhiều người để các tổ chức cực đoan lựa chọn. Lập luận này được sử dụng để giải thích là nguồn cung cấp nhân lực cho khủng bố.

Thực tế là…

Sau đó, tôi đã đến Pakistan và thậm chí sinh sống ở nơi mà các người cực đoan tuyển dụng khủng bố. Và tôi đã tìm thấy nhiều điều khác biệt hơn tôi đã dự đoán. Sự nghèo đói thường ít liên quan gì đến việc một người nào đó trở thành khủng bố cực đoan, sự thiếu vắng giáo dục thì càng ít liên quan hơn.

Rất nhiều người trong số tôi đã gặp có nhiều quan điểm tương đồng với chủ nghĩa tôn giáo cực đoan – họ sẵn sàng giết và chết vì lý tưởng – và họ là những người ở tầng lớp trung lưu và rất nhiều người trong số đó được giáo dục ở bậc đại học. Những người đó không phải là những người nghèo và những người vô giáo dục. Họ là những người được ăn uống và học hành đầy đủ.

Cho nên, nếu nghèo đói và sự kém hiểu biết không thúc đẩy con người đến với cực đoan, thì cái gì?

Sự thật là….

Một là một sự mong muốn vì lý tưởng và trật tự. Những nơi như Pakistan đang đắm chìm trong sự hỗn loạn và tham nhũng. Những người theo Chủ Nghĩa Hồi Giáo hứa hẹn những giải pháp rõ ràng cho tất cả những vấn đề đó: “nếu bạn tuân theo những quy luật Hồi Giáo này, thì mọi thứ sẽ thay đổi như sau. Và chỉ những quy luật này thôi.”

Một thứ khác là sự mong muốn để thay đổi. Quy trình tham nhũng cũ kia, như họ hay nói, phải bị lật đổ và điều đó chỉ có thể xảy ra qua hành động bạo lực. Một lần nữa, chính những người theo Chủ Nghĩa Hồi Giáo đã can thiệp – với một sự hứa hẹn sẽ thành lập một cơ chế chính phủ mới.

Sau đó họ đưa thêm vào một ý thức nạn nhân mạnh mẽ — chúng ta không có trách nhiệm gì về thực trạng tồi tàn của đất nước chúng ta, những người khác đã làm như vậy– và bạn có một tố chất mà nhiều người sẵn sàng hấp thụ. Những điều đó, đương nhiên, là những câu trả lời dễ dàng mà các nhà độc tài và mị dân thường dùng – từ Lenin đến Mussolini, Hitler cho đến bin Laden – họ đều nói những điều tương tự với những ai đi theo họ.

Tôi đã thấy điều này được diễn ra vào một ngày khi đang sống ở Pakistan. Sau một trong những cuộc ám sát những người cao cấp ở đây, tôi lúc đó đang ngồi với hai phụ huynh thuộc tầng lớp trung lưu. Người cha sở hữu một doanh nghiệp nhỏ và người mẹ làm y tá. Họ đã cho đứa con trai của họ một cuộc sống tốt đẹp. Và họ không muốn con họ trả lại điều gì.

Họ nói với tôi rằng vào một buổi ăn tối với gia đình vào vài ngày trước, đứa con trai của họ đã nói rằng cái người đã bị ám sát “xứng đáng được chết.” Tại sao? Bởi vì cậu bé đó đã nói lên thay mặt cho một số người tôn giáo thiểu số. Hai phụ huynh đó đã thật sự sốc. Tại sao đứa con trai của họ, một người được ăn học và nuôi nấng đầy đủ, lại suy nghĩ như vậy? Câu chuyện đó xảy ra qua thường xuyên.

Giải pháp để chống lại cực đoan

Vậy thì chúng ta nên làm gì với chủ nghĩa tôn giáo cực đoan này?

Bước đầu tiên là phải xóa bỏ lập luận sai lầm rằng sự nghèo đói và kém hiểu biết là vấn đề.

Bước thứ hai là đối mặt với lập luận rằng chính những tổ chức cực đoan mới là vấn đề và nguyên nhân. Họ hứa hẹn một lối thoát tốt hơn, nhưng thực tế thì họ đem lại những gì? Câu trả lời luôn luôn như nhau: thêm chết chóc, thêm đau khổ và thêm nghèo đói. Nói cách khác, các người trẻ cần phải thấy những thực tế và sự thật của các tổ chức cực đoan này. Chỉ khi đó thì số lượng tuyển dụng vào các tổ chức đó sẽ suy giảm.

Thứ ba, giới truyền thông phải ngưng việc xem những người cực đoan là những người đấu tranh cho tự do, một lập luận quá thường tình ở những nơi như Pakistan.

Thứ tư, các giáo viên và phụ huynh không thể cho rằng chỉ vì họ phản đối chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, thì học sinh và con cái họ cũng sẽ làm điều tương tự. Những phụ huynh trung lưu và những giáo viên phải hết sức thận trọng trong việc giảng dạy những giá trị tích cực và đa nguyên cho giới trẻ.

Thứ năm, các chính trị gia phải ngừng đổ lỗi cho các vấn đề trong các nước của họ lên Tây Phương và phải giáp mặt với bệnh tham nhũng trầm kha, một điều đang tiêu diệt những nước như Pakistan từ bên trong.

Thứ sáu, và có thể nói là điều quan trọng nhất, các nhà lãnh đạo Hồi Giáo phải ngưng việc tìm kiếm những giải pháp khác, hoặc tồi tệ hơn là tôn vinh những người được cho là “liệt sĩ” — những người Hồi Giáo mà đã giết những người vô tội – hầu hết là những người Hồi Giáo khác – dưới danh nghĩa Hồi Giáo. Các nhà lãnh đạo Hồi Giáo phải hứa rằng những người giết người đó sẽ muôn kiếp khổ cực, chứ không phải là một sự hạnh phúc nào đó trên thiên đường.

Người dân của Pakistan và những nước Hồi Giáo khác thật sự có bất bình. Nhưng chủ nghĩa cực đoan chỉ có thể làm mọi thứ tồi tệ hơn. Luôn luôn ở mọi nơi.

Không phải nghèo đói và đau khổ tạo ra Chủ Nghĩa Hồi Giáo cực đoan. Chính Chủ Nghĩa Hồi Giáo cực đoan đã tạo ra nghèo đói và đau khổ, và chết chóc.

Tôi là Haroon Ullah, giáo sư trợ giảng tại Trường Dịch Vụ Ngoại Giao tại Đại Học Georgetown, cho Prager University.
.
VIDEO :
Why Do People Become Islamic Extremists?   PragerU    Jun 15, 2015







No comments:

Post a Comment

View My Stats