Thursday 8 October 2015

Svetlana Alexievitch, Nobel Văn Học 2015 (RFI | BBC | VOA)





RFI
Đăng ngày 08-10-2015

Svetlana Alexievitch tại Minsk. Ảnh ngày 08/10/2015Reuters

Viện Hàn Lâm Thụy Điển vinh danh một nhà văn, một nhà báo với những tác phẩm « mang đầy âm sắc, một tượng đài của nỗi đau và lòng dũng cảm trong thời đại của chúng ta ». Svetlana Alexievitch, 67 tuổi, vừa trở thành nhà văn nữ thứ 14 đoạt giải Nobel Văn học.

Trong buổi công bố về danh tính khôi nguyên Nobel Văn học 2015 Viện Hàn Lâm Thụy Điển giải thích : ban giám khảo dành tặng giải thưởng cao quý này cho một « nhà văn lớn đã khai mở những con đường mới trong văn học ». 

Vào lúc tên tuổi của Svetlana Alexievitch được ủy ban Nobel xướng lên vào trưa nay, 08/10/2015 thì tại Bélarus, ngay trên quê hương bà, Svetlana Alexievitch vẫn bị kiểm duyệt. 

Sveltana Alexievitch là tác giả của những Voices from Chernobyl: The Oral History of a Nuclear DisasterQuan tài Kẽm, Zinky Boys : Soviet Voices from the Afghanistan War- Zinky boys: Soviet voices from a forgotten war-  trong đó tác giả nói về mặt trái của chiến tranh Afghanistan, một cuộc chiến và những thân phận bị lãng quên.

Sinh năm 1948 tại miền Tây Ukraina, Svetlana Alexievitch tốt nghiệp trường báo chí đại học Minsk và bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1970, làm việc cho tờ báo Selskaia. Chính trong vai trò của một phóng viên, bà đã có dịp gặp gỡ để ghi lại lời kể của những người đàn bà, nạn nhân hay nhân chứng trong chiến tranh. Từ đó Svetlana Alexievitch đã sáng tác The Unwomanly Face of War. Nhưng mãi tới năm 1985 tác phẩm đầu tay của bà mới được cho ấn bản. Tên tuổi của Svetlana Alexievitch đã nổi lên không chỉ ở Liên Xô mà còn tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Sách của bà không đơn thuần là những cuối tiểu thuyết, mà chúng đều được viết dưới dạng tài liệu, căn cứ vào những trải nghiệm của những người trong cuộc.

Cuốn sách gây tiếng vang lớn của giải Nobel Văn học 2015 dành để nói về tại họa Chernobyl - Voices from Chernobyl: The Oral History of a Nuclear Disaster - Lời khẩn cầu từ Chernobyl tới nay vẫn bị cấm ở Bélarus.

Trước khi đoạt giải Nobel Văn học, Svetlana Alexievitch từng giành được nhiều giải thưởng lớn của văn đàn Châu Âu như giải Médecis của Pháp (2013) hay giải thưởng từ giới in ấn và phát hành sách của Đức. 

-------------------------

8 tháng 10 2015

Svetlana Alexievich

Nhà văn, nhà báo người Belarus, Svetlana Alexievich, đã giành giải Nobel Văn học 2015.
Ủy ban trao giải nói những gì bà viết “thể hiện lòng can đảm và đau khổ của thời đại chúng ta”.
Giải thưởng trị giá khoảng 691 nghìn bảng Anh.

Alexievich là cây bút chính trị, phê phán chính phủ nước bà.
Một số tác phẩm của bà được dịch sang tiếng Anh như Voices From Chernobyl, lịch sử về thảm họa hạt nhân, và Boys In Zink, viết về cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan.
Nhưng tại chính Belarus thì sách của bà, viết bằng tiếng Nga không được xuất bản.
Bà từng gọi Tổng thống Belarus, ông Alexander Lukashenko là "kẻ kiểm duyệt lạnh tanh", theo tờ Telegraph ở Anh.

Bà sinh năm 1948 tại thị trấn Ivano-Frankivsk của Ukraine, có bố người Belarus và mẹ người Ukraine.
Gia đình sang sống ở Belarus sau khi bố rời quân đội, và bà học báo chí tại Đại học Minsk từ 1967 đến 1972.
Bà từng phải sống lưu vong 10 năm từ năm 2000, ở Ý, Pháp, Đức, Thuỵ Điển và một số nơi khác trước khi quay trở về trú ngụ tại Minsk.

Sách đã dịch ra tiếng Đức của bà Svetlana Alexievich

Tác phẩm đầu tay của bà (The Unwomanly Face of the War), in năm 1985, dựa trên phỏng vấn với hàng trăm phụ nữ từng tham gia Thế chiến Hai.

Trong cuốn sách về cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan, bà muốn "mô tả lại cuộc đấu súng giữa Đông và Tây, vừa tàn khốc, vừa vô vọng".

Tác phẩm của bà Alexievich viết về hậu quả của vụ Chernobyl

Trên trang web riêng, bà viết:
"Tôi không chỉ ghi nhận lại các sự kiện khô khan của lịch sử. Tôi viết về lịch sử của cảm xúc con người. Những gì con người nghĩ, hiểu và nhớ về những sự kiện. Những gì họ tin vào, hay đã đặt sự tin cậy sai chỗ, những ảo tưởng, hy vọng và cả những nỗi sợ mà họ trải nghiệm."


*
Các bạn đọc thêm trang riêng của bà Svetlana Alexievich về văn học ở đây.

-----------------------------

VOA
Cập nhật: 08.10.2015 22:43

Ủy ban Giải Nobel ở Stockhom, Thụy Điển, đã trao giải thưởng Nobel văn học năm nay cho nhà báo người Belarus Svetlana Alexievich cho “những tác phẩm giàu âm điệu của bà là một đài tưởng niệm về những nỗi đau khổ và lòng dũng cảm của thời đại chúng ta.”

Bà Alexievich đã viết những cuốn sách về ảnh hưởng đối với con người của thảm hoạ Chernobyl, chiến tranh ở Afghanistan, và chiến tranh ở Liên Xô cũ và thời kỳ hậu Xô viết. Những tác phẩm của nhà văn, nhà báo người Ukraine này dựa nhiều vào lịch sử truyền khẩu và những cái nhìn của người trong cuộc.

Nhà văn Alexievich sinh ra ở thị trấn Ivano-Frankivsk của Ukraine trong một gia đình có bố người Belarus và mẹ người Ukraine. Gia đình của bà chuyển đến Belarus ngay sau khi bố của bà hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Alexievich làm việc cho một vài tờ báo nơi bà đã giành được danh tiếng là một “nhà báo có ý kiến chống đối với quan điểm chống Xô Viết.”

Năm 1985, bà Alexievich xuất bản cuốn The Umwomanly Face of War (Khuôn mặt không có tính đàn bà của chiến tranh), là một cuốn tiểu thuyết của những độc thoại của khoảng 200 người phụ nữ đã tham gia Chiến Tranh Thế Giới thứ 2.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đó được đăng trên trang web cá nhân, nhà văn Alexievich nói: “Tôi đã đi tìm một phương pháp văn học có thể cho chúng ta tiếp cận gần nhất có thể tới cuộc sống thực… Thực tế luôn hấp dẫn tôi như một cục nam châm, nó hành hạ và làm tôi mê muội, tôi muốn nắm lấy nó trên tờ giấy.”

Những tác phẩm nổi tiếng khác của bà bao gồm Voices from Chernobyl (Những tiếng nói từ Chernobyl), một lịch sử kể bằng miệng, từ khoảng 500 cuộc phỏng vấn, về thảm họa nhà máy điện hạt nhân năm 1986 ở Ukraine, và Zinky Boys (Những cậu bé bằng kẽm) là một sự ghi chép đầu tiên về cuộc chiến Soviet-Afghan ở Afghanistan.

Giải Nobel là giải thưởng gần đây nhất và danh giá nhất trong chuỗi giải thưởng mà bà Alexievich đã nhận được cho những tác phẩm của bà. Bà là người phụ nữ thứ 14 nhận giải Nobel văn học.





No comments:

Post a Comment

View My Stats