Thursday 9 July 2015

TT Obama bị lưỡng đảng chỉ trích vì gặp ông Nguyễn Phú Trọng (VOA Tiếng Việt)





10.07.2015

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang gặp phải sự chỉ trích từ cả hai đảng về cuộc gặp với Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng do thành tích nhân quyền tệ hại và hệ thống độc đảng “độc tài” của Việt Nam. Truyền thông Hoa Kỳ cho biết tin này hôm 8/7.

Theo đó, dân biểu Loretta Sanchez phát biểu qua một thông cáo rằng: “Tôi thật thất vọng vì chính quyền đã chọn tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng. Là một người cổ võ cho nhân quyền tại Việt Nam, tôi không thể làm ngơ tình trạng ảm đạm về tự do báo chí và tự do ngôn luận tại đây”.

Bà Sanchez là một trong nhiều nhà lập pháp muốn chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện thành tích nhân quyền trước khi trở thành đối tác kinh tế và an ninh với Hoa Kỳ. 
Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Ba tuần này. Mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng không nắm giữ một chức vụ chính thức nào trong chính phủ, nhưng ông được xem là một lãnh đạo trên thực tế của đất nước do Đảng Cộng Sản độc quyền kiểm soát.

Cuộc hội kiến giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ hiệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ.

Sau buổi hội kiến, Tổng thống Obama cho biết ông và ông Nguyễn Phú Trọng “đã thảo luận thẳng thắn một số những khác biệt xung quanh vấn đề nhân quyền”.

Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết cả hai đã trao đổi về những vướng mắc, trong đó có vấn đề nhân quyền, “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng”.

Trong thời gian diễn ra buổi hội kiến, rất nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam đã biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc. Linh mục Đinh Xuân Long, một trong những người tham gia biểu tình, nói với Đài VOA rằng Đảng Cộng Sản đã nhiều lần thất hứa về việc cải thiện nhân quyền.

“Trong quá khứ, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhiều lần hứa nhưng chưa bao giờ thực hiện cả. Chẳng hạn như trước khi vào WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), họ đã hứa sẽ cải thiện nhân quyền nhưng sau đó họ vẫn tiếp tục bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến cũng như những người đấu tranh cho nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam. Sau đó khi trở thành ủy viên thường trực của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, họ hứa sẽ cải thiện nhân quyền nhưng thực sự họ chẳng cải thiện chút nào cả”.

Ông nói ông và cộng đồng người Việt tại Mỹ “yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cần phải áp lực rõ ràng và mạnh mẽ hơn nữa, yêu cầu chế độ Cộng Sản Việt Nam phải thành thật, cải thiện nhân quyền, thể hiện rõ ràng trong vấn đề quan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt khi Việt Nam vào TPP (Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương)”.

Tờ Washington Post nhận định Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương là một thỏa thuận tiềm năng tốt cho kinh tế Mỹ vì nó cắt giảm thuế quan. Hiện thuế quan của Việt Nam đối với hàng hóa của Mỹ cao hơn mức thuế của Mỹ đối với hàng hóa Việt Nam. Thỏa thuận này cũng sẽ buộc Việt Nam phải cam kết tôn trọng quyền lợi của người lao động và thêm vào cơ sở pháp lý cả về vấn đề ngoại giao nhân quyền và những đòi hỏi cho các nhà hoạt động Việt Nam.

Mặc dù Việt Nam đã có cam kết về các nguyên tắc nhân quyền phổ quát, các nhà lập pháp Hoa Kỳ cho biết Nhóm công tác về việc giam giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) đã xác nhận là Việt Nam vẫn tiếp tục bắt giữ có hệ thống và giam giữ các nhà hoạt động chính trị và xã hội, vi phạm các nghĩa vụ rõ ràng của mình theo tiêu chuẩn quốc tế”.

Vì lý do này, các thành viên của cả hai đảng của Quốc hội Hoa Kỳ cho rằng điều quan trọng là Hoa Kỳ phải gửi thông điệp tới Việt Nam về những hành vi vi phạm của họ.

Một ngày trước khi diễn ra buổi hội kiến giữa Tổng thống Obama và ông Nguyễn Phú Trọng, 9 vị dân biểu Mỹ đã cùng ký vào một bức thư gửi cho ông Obama. Trong thư, các nhà lập pháp nói “hệ thống độc đảng độc tài” chính là “nguyên nhân gốc rễ của tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam”, đồng thời đưa ra danh sách 9 tù nhân chính trị hiện đang bị giam giữ và yêu cầu Việt Nam phải phóng thích họ ngay lập tức.

Cuộc hội kiến giữa Tổng thống Obama với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là một sự kiện mang đầy tính biểu tượng cho hai nước vốn là cựu thù chiến tranh. Mối quan hệ Việt – Mỹ trong những năm gần đây đã phát triển đáng kể, một phần vì sự quyết liệt trong các hành động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết khu vực Biển Đông, nơi Việt Nam và một số quốc gia lân cận cũng có tuyên bố chủ quyền. Đây cũng là khu vực mà Hoa Kỳ hiện đang có một số lợi ích về hàng hải, thương mại và an ninh.

Theo tờ Washington Post, hai yếu tố kinh tế và địa chính trị đã khiến cho mối quan hệ hai nước nâng lên một cấp độ và TPP là một điều kiện. Tờ báo này viết rằng chính quyền Obama và những người kế nhiệm nên sử dụng mối quan hệ gần gũi hơn này như là công cụ để mang lại tự do hơn cả về chính trị lẫn kinh tế cho châu Á. Mặc dù Việt Nam đã phóng thích 50 trong số 160 tù nhân lương tâm trong năm 2014, nhưng đây không phải là một thay đổi nền tảng ở Hà Nội, tờ báo nhận định, mà chỉ là một nỗ lực nhằm xoa dịu những chỉ trích của Hoa Kỳ về việc cho phép Hà Nội tham gia vào TPP.

Nguồn: AP, The Hill, Fox News, Washington Post.

-------------------
Obama tiếp đón Nguyễn Phú Trọng
.
Video
.
Video
.
Video
.
Video
.
.
VIDEO : Facebook VOA Tiếng Việt
.
TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Obama phát biểu trong Phòng Bầu dục
https://www.facebook.com/VOATiengViet/videos/10152982514483008/
.
TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại tiệc chiêu đãi ở Bộ Ngoại giao
https://www.facebook.com/VOATiengViet/videos/10152982673223008/
.
Phó TT Biden phát biểu tại tiệc chiêu đãi TBT Nguyễn Phú Trọng
https://www.facebook.com/VOATiengViet/videos/10152982708448008/


------------------------------

09.07.2015

Người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố không nên để những bất đồng về nhân quyền cản trở các mối quan hệ đang ngày càng sâu đậm giữa hai nước cựu thù Việt-Mỹ.
Phát biểu qua lời thông dịch viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington hôm 8/7 một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm lịch sử, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi hai nước đẩy bang giao lên một tầm mới và tiếp tục đối thoại để thu hẹp các cách biệt về quan điểm trong vấn đề nhân quyền.

Ông Trọng nói 'Tôi hiểu hai nước còn nhiều khác biệt trong quan niệm về nhân quyền. Chúng ta cần tiếp tục các cuộc đối thoại thẳng thắn và xây dựng nhằm đạt điểm chung về nhân quyền và đạt được sự đánh giá công bằng đối với những thay đổi cơ bản và hệ thống về tình hình nhân quyền tại Việt Nam'.

Nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam khẳng định Việt Nam mong muốn phát huy và bảo vệ nhân quyền cho mọi công dân, kể cả người nghèo và các cư dân miền núi, nhưng quyền của mỗi cá nhân phải được đặt trong bối cảnh của cộng đồng xã hội.

Hoa Kỳ lâu nay là nước đi đầu trong việc thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền, trở ngại chính cho mối bang giao song phương trong suốt 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ năm 1995.

Trước khi ông Trọng đặt chân tới Hoa Kỳ, một nhóm 9 nhà lập pháp Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng đã yêu cầu Tổng thống Barack Obama kêu gọi lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam phóng thích tù nhân lương tâm, đồng thời thúc giục nhà lãnh đạo Mỹ nói rõ với Hà Nội rằng muốn có quan hệ kinh tế và an ninh gần gũi hơn với Hoa Kỳ, tôn trọng nhân quyền là điều kiện tối quan trọng.

Theo đánh giá của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở tại New York, những liên hệ hợp tác thăng tiến giữa Việt Nam với Hoa Kỳ xem ra không đưa tới sự cải cách hay bất kỳ hành động nào từ phía Hà Nội trong việc cải thiện thành tích nhân quyền.

Human Rights Watch nói nếu không nâng cao hơn nữa mức quan ngại về nhân quyền Việt Nam, Hoa Kỳ đang gửi đi tín hiệu rằng ‘Chúng tôi muốn anh cải cách, nhưng cho dù anh không làm, chúng tôi vẫn tưởng thưởng cho anh.’

Phản hồi trước lời kêu gọi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói với VOA Việt ngữ:

"Hoa Kỳ không thể nhất trí với các luận điệu như thế. Chính quyền của Tổng thống Obama nên nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng không thể chấp nhận điều đó. Mối quan hệ Việt-Mỹ sâu đậm hơn là một gói thỏa thuận không chỉ có lợi ích thương mại và trao đổi quân sự mà thôi, mà nó bao gồm cả sự cải thiện về nhân quyền. Cho nên cả hành pháp lẫn lập pháp Mỹ cần mạnh mẽ bác bỏ thái độ phớt lờ vấn đề nhân quyền như thế."

Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tính tới cuối năm ngoái có 125 tù nhân chính trị đang bị Việt Nam giam cầm mặc dù, vẫn theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, số người bất đồng chính kiến bị Hà Nội truy tố có giảm đi trong thời gian gần đây.  

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài diễn văn tại CSIS hôm qua phủ nhận chuyện Việt Nam bỏ tù công dân vì quan điểm chính trị hay niềm tin tôn giáo. Ông nhắc lại lập luận lâu nay của Hà Nội rằng các cá nhân bị xử lý là những người vi phạm pháp luật.

Ông Phil Robertson gọi đây là ‘trò chơi chữ’ của giới lãnh đạo Hà Nội:
"Ai cũng hiểu rằng nhân quyền chỉ có một định nghĩa mà thôi, nó gắn kết với các chuẩn mực quốc tế có trong những Công ước mà Việt Nam đã phê chuẩn. Cần có những kết quả chứ không chỉ là những cuộc đối thoại, bởi lẽ Hà Nội đang cảm thấy là họ chỉ cần nói mà không cần làm mà cũng đạt được quyền lợi. Hoa Kỳ phải thay đổi nhận thức đó, phải cho họ thấy không thể tiến triển trong quan hệ Việt-Mỹ trừ phi có tiến triển về nhân quyền Việt Nam, chẳng hạn như phải cải cách các luật lệ vi phạm nhân quyền, phóng thích tù nhân lương tâm, chấm dứt sách nhiễu người bất đồng chính kiến."

Sau cuộc đón tiếp ông Trọng tại Phòng Bầu Dục hôm thứ ba, Tổng thống Obama cho biết đôi bên đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề nhân quyền và quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Tuy nhiên, tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch tỏ ra không mấy hài lòng về các bước đi hiện nay của hành pháp Mỹ trong vấn đề nhân quyền Việt Nam.

Ông Phil Robertson cho biết tổ chức của ông sẽ tiếp tục vận động Quốc hội Hoa Kỳ có biện pháp hữu hiệu hơn.

"Có sự nhất trí mạnh mẽ giữa các nhà lập pháp thuộc cả hai đảng ở Hạ viện và Thượng viện Mỹ rằng chính sách và hành động về nhân quyền của nhà nước Việt Nam có nhiều vấn đề. Nếu chính quyền của Tổng thống Obama không lắng nghe thì Quốc hội phải tìm cách thay đổi chính sách của bên hành pháp bằng quyền lực của mình."

Washington xem các mối quan hệ mật thiết hơn với Hà Nội là yếu tố quan trọng trong chính sách xoay trục về Châu Á của Tổng thống Obama để cân bằng quyền lực trước thái độ ‘giương oai diễu võ’ của Trung Quốc tại khu vực.  

Nhưng bang giao tiến triển tốt đẹp hay nồng ấm thế nào tùy vào thiện chí cải cách của chính phủ Hà Nội về mặt nhân quyền, điều kiện tiên quyết trong mối quan hệ Việt-Mỹ.
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách nhân quyền-dân chủ-lao động, Tom Malinowski, đã khẳng định với VOA Việt ngữ như vậy trong một cuộc phỏng vấn gần đây và ông kỳ vọng hợp tác quân sự, chính trị, ngoại giao, thương mại Việt-Mỹ sẽ là nguồn lực giúp hiện thực hóa các cải cách nhân quyền tại Việt Nam.

*

Biểu tình chống Nguyễn Phú Trọng tại Washington DC – 7/7/2015
.
Biểu tình chống ông Nguyễn Phú Trọng tại Washington DC
Nhật Báo Người Việt     Published on Jul 7, 2015
.
Cộng đồng người Việt tại Mỹ biểu tình chống ông Nguyễn Phú Trọng
Nhật Báo Người Việt     Published on Jul 7, 2015
.
07/07/15 - PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT: Biểu tình chống ông Nguyễn Phú Trọng trước Tòa Bạch Ốc
SBTNOfficial     Published on Jul 7, 2015
.
Biểu tình phản đối TBT Nguyễn Phú Trọng
RFAVietnamese      Published on Jul 7, 2015
.
Biểu tình phản đối ông Trọng trước Nhà Trắng
BBC Tiếng Việt     Published on Jul 7, 2015
.
Biểu Tình Nguyễn Phú Trọng do CDVNHTD MD VA tổ chức ngày 7/7/2015
Phil Nguyen -   THVN-HTĐ   Published on Jul 8, 2015
.
Biểu Tình Chống Sự Hiện Diện Của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Viếng Thăm Hoa Kỳ
VATVOnline    Published on Jul 7, 2015
.
Cộng Đồng Người Việt Tại Mỹ Biểu Tình Chống Nguyễn Phú Trọng 7/7/2015
Nói Với Người Cộng Sản     Published on Jul 7, 2015
.
Cộng Đồng Người Việt Biểu Tình phản đối Nguyễn Phú Trọng ngày 7-7-2015
Thùy Trâm     Published on Jul 7, 2015
.
Biểu tình chống Nguyễn Phú Trọng tại Washington 7 /7 / 2015
MrLecongnhan     Published on Jul 8, 2015







No comments:

Post a Comment

View My Stats