Friday 10 July 2015

Những điều tương đồng trong nước Nga của Putin với Xô Viết cũ (Andrei Kolesnikov - Project-Syndicate)





Andrei Kolesnikov, Project-Syndicate
Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jul 10, 2015

MOSCOW – Trong một hiệp ước năm 1970, Exit, Voice, and Loyalty, Albert Hirschman đã xem xét ba lựa chọn mà người dân có để phản hồi lại sự không hài lòng đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chính quyền: rời bỏ, đòi hỏi sự thay đổi hoặc bỏ qua. Trong năm mươi năm kể từ khi quyển sách này được xuất bản, nền tảng do Hirschman chỉ ra đã được áp dụng một cách hữu ích vào trong nhiều hoàn cảnh.Tương tự, sử dụng nó có thể giúp chúng ta hiểu được chính trị Nga tại thời điểm hiện tại và nhận thức được những vấn đề sâu sắc và quan trọng.

Trong năm 2011–2012, nhiều người Nga có học thức, đời sống khá giả, đã xuống đường đòi dân chủ thực sự, hi vọng bằng giọng nói của họ có thể thay đổi được hệ thống từ bên trong. Nhưng Vladimir Putin, người đã nhận được một lượng phiếu thừa thải để tiếp tục cương vị tổng thống ở nhiệm kỳ thứ ba, đã không lắng nghe, và thay vào đó ông ta gia tăng đàn áp.

Do đó, khi Putin xâm lược và sát nhập Crimea vào năm ngoái, những người bất đồng quan điểm chỉ còn hai lựa chọn: “ra đi” (di cư hoặc rút về cuộc sống cá nhân) hoặc thể hiện “lòng trung thành” (chủ động hoặc bị động phô diễn). Với tỉ lệ tín nhiệm thường kỳ của Putin lên tới hơn 80% thì có vẻ phần đông người dân Nga đã lựa chọn phương án sau.

Nhưng giống với Liên bang Xô Viết, phần đông “trung thành” này bao gồm một lượng lớn những kẻ hoài nghi – chưa kể tới những kẻ muốn rút lui khỏi cuộc sống công dân – những kẻ bị bỏ rơi phải tranh luận chính trị tại bếp nấu hay các câu lạc bộ tranh luận. Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế và chính trị tạo ra những cộng đồng không chính thức để phát triển những lộ trình cho các cuộc cải cách khả thi, trong trường hợp chính thể hiện tại sụp đổ.

Những điểm tương đồng khác đối với thời kỳ Liên Xô cũng đang trỗi dậy. Càng ngày sự ủng hộ thụ động dành cho Putin và các chính sách của ông ta càng trở nên không đủ; chính thể này cần sự ủng hộ toàn tâm toàn ý nhưng lại thiết lập những luật lệ chỉ dành cho cách hành xử phù hợp với quy tắc của chính phủ.

Điều này làm chúng ta hồi tưởng lại quan sát của nhà khoa học chính trị Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski trong những năm 1950, rằng các chính thể toàn trị (khác với các chính thể độc tài) thiết lập cả các luật cấm lẫn ép buộc lên công dân. Ellendea Proffer Teasley nhắc lại quan điểm này trong cuốn hồi ký bằng tiếng Nga của bà có tên là Brodsky Among Us, chỉ ra rằng các hệ thống toàn trị yêu cầu công dân phải phục tùng đồng thời phải tham gia.

Ép buộc nghĩa là gì trong một nước Nga đương đại? Ô tô của bạn – tỉ dụ đó là một chiếc Mercedes, phải có tấm nơ của Thánh George, một biểu tượng mới cho chiến thắng của Nga trong chiến tranh Thế giới thứ Hai. Bất cứ ai trong quân đội, lực lượng đặc biệt, hay lực lượng thi hành pháp luật, thì không được phép ra khỏi quốc gia, và các giáo sư đại đại học công thì phải có giấy phép mới được tham dự các hội thảo hay hội nghị tại nước ngoài. Giáo viên phải đặt Crimea lên bản đồ Nga, và các cán bộ của các công ty quốc doanh phải tham gia vào các cuộc tuần hành tôn vinh chính phủ.

Nếu từ chối thực hiện các yêu cầu đó thì sẽ phải hứng chịu những hậu quả khôn lường, giống y hệt như trong thời kỳ Xô Viết. Giống như Proffer đã quan sát, đã nổ lực đứng lên chống lại “văn hóa ‘chúng ta’”, một thứ văn hóa tin rằng “một người không chỉ nghĩ cho bản thân anh ta, một người đồng hành cùng một tổ chức, là một phần của cấu trúc xấu xa” của thể chế toàn trị, và đã bị trục xuất khỏi Liên Xô trong năm 1972. Putin chắc chắn sẽ chẳng hào hứng gì hơn trong việc chào đón.

Mười lăm năm trước đây, khi tôi còn là một cây bút chuyên đề cho trờ Izvestia, một tờ báo hàng đầu của Nga vào lúc bấy giờ, tôi đã viết một bài so sánh trật tự chính trị xuất hiện dưới thời Putin với thể chế của Mussolini tại Ý. Bài báo đã không được in – người biên tập nghĩ rằng những so sánh tôi chỉ ra quá cay nghiệt. Chẳng may thay, phán đoán của tôi đã trở thành sự thật: Putin đã xây dựng một phiên bản hiện đại hóa của thể chế tập đoàn, áp dụng hoàn toàn mô hình của Mussolini: “tất cả mọi thứ bên trong chính phủ; không có gì bên ngoài chính phủ; không có gì chống lại chính phủ.”

Mặc dù Hiến pháp Nga cung cấp cơ sở cho hệ thống chính trị của Nga đầy đủ cơ sở cho một nền dân chủ, chính thể của Putin đã luồn lách và xuyên tạc đến nỗi không nhận ra nổi bản Hiến pháp này nhằm củng cố quyền lực. Nó sử dụng truyền thông như một công cụ tuyên truyền, đẩy các tổ chức truyền thông độc lập ít ỏi còn lại tới chỗ biến mất. Nó kiểm soát hầu hết các tổ chức xã hội dân sự, và đồng thời dán cái nhãn “cơ quan ngoại quốc” lên những cái nó không thể kiểm soát.

Có lẽ ngang ngược nhất, nước Nga dưới thể chế của Putin đã ép buộc công dân, bằng việc diễn giải rằng những ai không tham gia vào những hoạt động của nhà nước thì là thành phần chống đối đối với chính thể. Trong hoàn cảnh này, phương án “ra đi” của Hirschman ít ra trong dạng “di cư nội địa” – có thể là chẳng dễ dàng có được như nó có vẻ như thế; vì hành động đó, xét cho cùng thì hoàn toàn có thể bị xếp loại chống đối.

Nói một cách chắc chắn, công dân Nga vẫn có được tự do dời quốc gia mình, có nghĩa là Putin chưa xây dựng một thể chế toàn trị hoàn toàn – có thể là chưa tới lúc. Nhưng tham vọng của thể chế không thể bị khước từ. Có lẽ cách tiếp cận hiện tại của thể chế này có thể được mô tả một cách tốt nhất bằng ba từ “toàn trị lai”.

Nhà lý thuyết chính trị người Đức, Hannah Arendt đã viết rằng, dưới chế độ toàn trị, chính quyền là lực lượng duy nhất hình thành nên hoàn cảnh cho xã hội. Putin có thể chưa đạt tới điểm đó, nhưng ông ta đang đi theo hướng đó. Và lịch sử cho ta những lý do chính đáng để lo về một quốc gia mà nơi đó lòng trung thành là phương án duy nhất.
_________

Andrei Kolesnikov là giáo sư và Giám đốc tại Chương trình Nội vụ Nga tại Trung tâm Moscow Carnegie.

© 2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiataruoc.info






No comments:

Post a Comment

View My Stats