Wednesday 7 January 2015

Ông Nguyễn Bá Thanh và Ban bảo vệ sức khỏe trung ương (GS Nguyễn Văn Tuấn - FB Que Diêm)





GS Nguyễn Văn Tuấn  -   FB Que Diêm
07-01-2015

Thế là do thời tiết, chuyến bay chở ông Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng lại bị hoãn. Nguồn tin mới nhất từ “Chân dung Quyền lực” cho biết ông Nguyễn Bá Thanh sẽ về đến Đà Nẵng vào tối ngày thứ Sáu 9/1. Nhân bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh tôi mới biết thêm một cơ quan của Đảng gọi là Ban bảo vệ sức khỏe trung ương. Thật ra tên chính thức là “Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương” (1). Ngay cả giới báo chí cũng viết sai tên của ban (2), thường họ viết thiếu chữ “cán bộ”!

Không biết có phải tôi ở nước ngoài hơi lâu và quen với cơ chế bên này (không có ban bệ nào như thế cả), nên khi nghe đến Ban này tôi rất ngạc nhiên. Không rõ chức năng cụ thể của Ban là gì, Ban có bệnh viện không, nếu không có bệnh viện thì họ làm gì trong thực tế, chi phí điều trị do ai chi trả, v.v. Tại sao chỉ có chăm sóc cho cán bộ trung ương, mà không là cán bộ cấp tỉnh, hay huyện? Sự hiện hữu của BVSKCBTU rõ ràng thể hiện một sự bất bình đẳng và kì thị trong y tế. Người dân đen thì chẳng có ban bệ nào “bảo vệ sức khoẻ” cho họ. Chợt nhớ đến cuốn “Đèn cù” của Trần Đĩnh, trong đó có đoạn viết “đảng viên là ngọc là vàng của đảng”.

Ở Úc này, nơi mà họ không có ý nguyện phấn đấu thành xã hội chủ nghĩa, không có ban bệ chăm sóc sức khoẻ cho các bộ trưởng hay dân biểu. Tất cả mọi người, từ thủ tướng đến người lao công, đều được chăm sóc như nhau.

Quay lại chuyện ông NBThanh, hoá ra, theo Ban BVSKCBTU thì ông mắc hội chứng rối loạn sinh tuỷ (2). Tôi đoán tiếng Anh là myelodysplastic syndromes (MDS), nhưng không rõ cụ thể MDS loại gì. Theo thông tin từ BVSKCBTU, ông Thanh bắt đầu có triệu chứng từ tháng 5/2014. Sau đó, ông được đưa đi điều trị ở Singapore vào tháng 6 và 7/2014. Tháng 8/2014 ông được đưa đi điều trị bên Mĩ cho đến nay.

Ông Nguyễn Quốc Triệu bác bỏ tin đồn rằng ông NBThanh bị đầu độc. Ông Triệu nói là chưa có bằng chứng nào để nói ông Thanh bị đầu độc. Dĩ nhiên, tiếng Anh có câu “the absence of evidence is not the evidence of absence” (thiếu chứng cứ không có nghĩa là chứng cứ không hiện hữu). Trong thực tế, yếu tố nguy cơ của MDS bao gồm phơi nhiễm phóng xạ hoặc một độc chất nào đó, kể cả thuốc lá, thuốc trừ sâu, phân bón, chì, và benzene (3).

Còn tiên lượng thì theo ông Phạm Gia Khải, một người của BVSKCBTU, cho biết tiên lượng của ông Thanh không tốt, nhưng không rõ dựa vào xét nghiệm nào. Tôi thử tìm thông tin trong Cleveland Clinic (trung tâm rất nổi tiếng về ung thư) thì thấy các chuyên gia dùng các marker như số tế bào tuỷ xương non (bone marrow blast), cytogenetics (chẳng biết đo cái gì?) và lượng tế bào máu (cytopenias). Nhìn qua bảng tiên lượng (4) tôi thấy thời gian sống sót trung bình của bệnh nhân MDS dao động trong khoảng 0.4 năm đến 5.7 năm. Không biết ông Nguyễn Bá Thanh nằm trong score nào, nhưng khi bác sĩ bên Mĩ khuyên về nước thì chắc ông nằm trong nhóm có score cao.

Đáng lẽ ra hôm nay ông NBThanh sẽ về đến Đà Nẵng, nhưng vì thời tiết xấu nên chuyến bay lại bị hoãn. Theo trang CDQL thì 8:35 tối ngày 9/1 (Thứ Sáu) ông Thanh sẽ về quê Đà Nẵng (5). Trang này còn cung cấp thêm một hình ông Thanh đang nằm im lìm trên giường bệnh.

===



---------------------------

18/05/2011

Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.

Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt. Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.
Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.

Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó. Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.

Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến … cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị! Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.

Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa“. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!

Thử nhìn qua hai hình dưới đây để thấy bản chất của chế độ:

đói. Vậy mà người ta thản nhiên tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!

Thử nhìn qua hai hình dưới đây để thấy bản chất của chế độ:

Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.

Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam?



No comments:

Post a Comment

View My Stats