Tuesday 27 January 2015

Hoa Kỳ – Việt Nam: Đàm phán an ninh quốc phòng lần thứ bảy (Tú Hoa - Đàn Chim Việt)





Tú Hoa  -   Đàn Chim Việt
01:05:am 27/01/15

I. BỐI CẢNH XUNG QUANH CUỘC ĐÀM PHÁN

Chính phủ Obama đã cử Trợ Lý Ngoại Trưởng đặc trách các vấn đề Chính trị và Quân Sự Puneet Talwar sang Việt Nam từ ngày 22 tháng Giêng năm nay- 2015, để tiếp tục đàm phán liên quan đến hợp tác về An Ninh Quốc Phòng giữa hai nước.

Ông Puneet Talwar là một cộng sự rất đắc lực và có nhiều ảnh huởng đến Tổng Thống Obama, nhất là trong việc xúc tiến những đề nghị thay đổi của tổng thống Obama trong vấn đề kiểm soát các hoạt động xuất khẩu giữa các quốc gia. Ông là cố vấn tin cậy của tổng thống Obama trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của phủ Tổng Thống. Ông Talwar đảm nhiệm chức vụ Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Chính Trị và Quân Sự vào tháng 9 năm 2014

Chuyến đi của ông Talwar sang Việt Nam được đánh giá là cuộc mạn đàm lần thứ 7, tiếp nối cuộc mạn đàm lần thứ 6 giữa hai nước Hoa Kỳ- Việt Nam thảo luận cùng một trọng tâm diễn ra vào tháng 10 năm ngoái tại Hoa Thịnh Đốn ( Washington ) – giữa Trợ Lý Ngoại Trưởng Cộng Sản Việt Nam là ông Hà Kim Ngọc với Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ là ông Tom Kellly.

Cuộc thảo luận năm nay tại Hà Nội diễn ra trong bối cảnh 10 ngày trước đó, thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị cái gọi là ” toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ” , như là một tín hiệu gởi đến cho Hoa Thịnh Đốn là ông vẫn đứng vững sau cuộc bỏ phiếu tính nhiệm đấu đá trong nội bộ TW Đảng đầy cam go và nay ông đã đủ mạnh để sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác với Hoa Kỳ về quân sự. Cuộc thảo luận này cũng nằm trong bối cảnh Đảng Cộng Hòa đối lập với Tổng Thống Obama nắm đa số cả Thuợng Viện lẫn Hạ Viện.
Như vậy , sứ mệnh của ông Talwar khi sang Việt Nam sẽ bớt cam go khi phe cánh thảo luận đối tác của ông- phe thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không còn bị áp lực về đấu đá nhân sự nữa.

Cái khó là ông Talwar phải dung hòa những khác biệt giữa Đảng Cộng Hòa và Tổng Thống Obama mà ông đang phụng sự trong khi đàm phán với Cộng Sản Hà Nội.

Phe Cộng Hòa muốn bỏ qua- hay by pass- những đòi hỏi ngặt nghèo về cải thiện nhân quyền- để đi đến việc bán các thiết bị Hải-Không tối tân gia tăng khả năng phòng thủ biển cho Cộng Sản Việt Nam.

Bản thân Tổng Thống Obama lại muốn chính phủ Hà Nội phải tháo bỏ mọi cấm đoán về internet , bãi bỏ mọi cấm đoán trong việc đấu thầu và xây dựng tại các vị trí quốc phòng như Cam Ranh , Đà Nẵng , Ông cũng muốn chính phủ Cộng Sản Hà Nội chấm dứt các liên hệ về mặt quân sự với Nga.

Tổng Thống Obama là một người rất thâm trầm , ông còn muốn nhân mối bang giao Với Hà Nội , ông sẽ có dịp lấy lòng các cựu chiến binh Hoa Kỳ về cho Đảng Dân Chủ của ông bằng cách ép nhà cầm quyền Cộng Sản phải hợp tác dựa trên những điều kiện của Hoa Kỳ đưa ra về MIA ( Missing In Action ) cũng như ép Hà Nội thừa nhận cuộc chiến chính nghĩa của Hoa Kỳ tại Việt Nam

Tuy nhiên , khó khăn LỚN NHẤT của ông Talwar trong khi đàm phán vẫn là Hà Nội đã sẳn sàng đến đâu để từ bỏ ảnh huởng của Trung Quốc về mặt chính trị khi hợp tác với đất nước ông trong bối cảnh an ninh khu vực đang càng ngày càng bị đe dọa bởi Trung Quốc.

Mức độ từ bỏ ảnh huởng chính trị của Trung Quốc của Cộng Sản Hà Nội mới thực sự là yếu tố quyết định khi đàm đạo cho một sự hợp tác giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.

Hoa Kỳ đã bật đèn xanh sẵn sàng lơ là trong giai đoạn trước mắt về vấn đề nhân quyền dưới một điều kiện là Cộng Sản Hà Nội phải đảm bảo thoát khỏi ảnh huởng chính trị của Trung Quốc trong vấn đề nhân sự.

Biến cố Phạm Quang Nghị đột nhiên thay mặt Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh đi sang Hoa Kỳ để khẳng định quyền uy của Đảng lên trên Chính Phủ là một điều vi phạm những quan niệm căn bản về ngoại giao mà Hoa Kỳ không muốn nhìn thấy xảy ra lần nữa. Phạm Quang Nghị là Bí Thư Hà Nội , cùng vây cánh với TBT Nguyễn Phú Trọng và nhiều Đảng viên Cộng Sản miền Bắc , vốn có lập trường ngoại giao thân Trung Quốc nhằm thắt chặt sự kiểm soát và lãnh đạo của Đảng lên mọi mặt của xã hội.

Việc lật đật cho phép hải quân Nga quay trở lại Cam Ranh trong khi cấm đoán những dự án canh tân Cam Ranh của Hoa Kỳ cũng làm một điều làm Obama cảm thấy khó chịu .

II. KẾT QUẢ CỦA CUỘC ĐÀM PHÁN

Hai bên Hoa Kỳ và Việt Nam đã không loan báo những chi tiết bí mật bên trong và những thảo hiệp mới sau cuộc đàm phán một cách ồn ào , tuy nhiên , bài diễn văn của ông Talwar đánh dấu 20 năm quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam có nhấn mạnh đến những kết quả mỹ mãn của sự hợp tác đàm phán vừa qua như sau :

A. Hợp Tác về Nhân Đạo :
Ông Talwar nhấn mạnh là Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc tháo bỏ mìn , nhất là cho tỉnh Quảng Trị , nằm ở miền Trung Việt Nam , nơi mà phải đối phó với những đợt tấn công vũ bão của Cộng Sản Bắc Việt suốt 21 năm chiến tranh- Ông Talwar nhấn mạnh , nguyên văn :
” So our objective is clear. We want to see a Vietnam that is free from the impact of unexploded ordnance, period. And although this won’t happen overnight, with sustained focus and sustained investment, this is a goal we are committed to reaching.
That’s why, since 1993, even before we restored diplomatic ties, the United States began helping to remove unexploded ordnance from Vietnam. We are by far the largest international donor to this effort, and I just met with some of our NGO partners here in Vietnam who are working every day to implement these efforts on the ground. This year, the United States has more than doubled our financial commitment to Vietnam, with a special focus on Quang Tri Province. And next year, we expect to increase funding even more. In the United States, this work is supported across the political spectrum, because it’s the right thing to do.”
Tạm dịch như sau :
“….Vì vậy, mục tiêu của chúng tôi ( Hoa Kỳ ) là rất rõ ràng. Chúng tôi muốn nhìn thấy một Việt Nam thoát khỏi những tác hại của bom mìn – đơn giản như vậy thôi. Và mặc dù ước muốn này cần thời gian, với quyết tâm và kiên trì thực hiện, chúng tôi sẽ thành công
Đó là lý do tại sao, ngay từ năm 1993, thậm chí trước khi khôi phục quan hệ ngoại giao (với Việt Nam) , chúng tôi (Hoa Kỳ) đã giúp Việt Nam loại bỏ bom mìn. Chúng tôi đến nay vẫn là quốc gia tài trợ lớn nhất cho nỗ lực này ; và tôi mới gặp gở tiếp xúc các tổ chức thỉnh nguyện NGOs ( Non Goverment Organizations : các tổ chức phi chính phủ ) của chúng tôi ở Việt Nam đang làm việc liên tục để thực hiện những nỗ lực trên .
NĂM NAY , HOA KỲ TĂNG GẮP ĐÔI CAM KẾT TÀI CHÍNH cho kinh phí tháo gỡ mìn TẬP TRUNG PHẦN LỚN VÀO TỈNH QUÃNG TRỊ . Và năm tới, chúng tôi hy vọng sẽ tăng kinh phí nhiều hơn. Tại Hoa Kỳ, công việc này được hậu thuẫn bỏi mọi đảng phái chính trị, bởi vì đó là điều phải làm.”

Công tác nhân đạo của Hoa Kỳ hỗ trợ cho Việt Nam không dừng lại ở gỡ mìn mà còn có cả vấn đề về y tế mà trong đó , ông khẳng định Hoa Kỳ đã viện trợ gần 700 triệu đô la cho Việt Nam trong phòng chống bệnh AIDS suốt 10 năm từ năm 2004 đến nay , điều mà chưa thấy xảy ra cho Việt Nam từ phía Trung Quốc , một đất nước được mệnh danh là đồng chí anh em.

Về mặt nhân quyền , ông Talwar đã phát biểu thông điệp của chính phủ ông như sau – nguyên văn:
“Let me also take a moment to address another issue on our bilateral agenda: human rights.
We strongly believe that societies that respect human rights flourish. As Secretary Kerry has said, “Greater openness is a great catalyst for a stronger and more prosperous society. And today Vietnam has a historic opportunity to prove that even further.” Whether it’s an open internet, a more open society, or freer exchange of ideas… the protection of human rights, which includes the freedom to freely express one’s views, is a step towards a stronger, more prosperous, and more inclusive Vietnam.”
Xin tạm dịch :
“….Xin cho phép tôi dành một đôi phút để đề cập đến vấn đề nằm trong nghị trình ( hợp tác ) giữa hai quốc gia : ĐÓ LÀ NHÂN QUYỀN.
Chúng Tôi ( Hoa Kỳ ) hoàn toàn tin tưởng rằng chỉ có xã hội Dân Chủ mới phát triển. Ngoại Trưởng Kerry đã từng nói : “Tự Do là nhân tố thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng cho một quốc gia”. Và hôm nay, Việt Nam đang có cơ hội chứng minh thế nào là sức mạnh và tầm quan trọng của nhân quyền , từ tự do về sử dụng internet , tự do ngôn luận , các quyền tự do căn bản kể cả quyền đối lập chính kiến , một bước tiến với tới nhân quyền , một bước tới gần hơn sự ổn định và thịnh vượng cho Việt Nam ”

Mặc dù có nhiều nhận định khác nhau về lời phát biểu này của ông Talwar cho vấn đề nhân quyền của Việt Nam, nhưng chúng ta nhìn thấy chính phủ Obama không buông những đòi hỏi cải thiện nhân quyền khi xúc tiến hợp tác quân sự với Cộng Sản Hà Nội. Một điều trùng hợp khá thú vị là ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu tuần lễ trước đó là “không thể cấm…đưa thông tin lên mạng ”
Không biết dàn giao huởng Nguyễn Tấn Dũng- Obama sẽ hát hò đồng điệu đồng nhịp được bao lâu?

B. Hợp Tác về Thuơng Mại :
Trong bài diễn văn của mình , ông Talwar đưa ra những con số kinh tế cụ thể nhằm KHẲNG ĐỊNH VIỆT NAM CẦN HOA KỲ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ , hay nói một cách khác , kinh tế Việt Nam phát triển hay không lệ thuộc hoàn toàn vào Hoa Kỳ.

Ông Talwar nói – nguyên văn :
” Twenty years ago (1995) , when we restored our relationship, our bilateral trade was just $451 million. Last year it reached almost $35 billion. During that same time period, the incomes of Vietnamese citizens have quadrupled.
Today, Vietnam exports more goods to the United States than to any other country. Our economic relationship has created thousands of jobs in Vietnam and in the United States.
In every year since normalization in 1995, Vietnam’s GDP has grown by over 4 percent. And in every year since 2000, it has grown by over 5 percent.”
Xin tạm dịch :
“…Hai mươi năm trước, khi hai nước chúng ta khôi phục lại mối quan hệ , thương mại song phương đạt được chỉ là 451 triệu đô. Năm ngoái, đạt gần 35 tỷ đô . TRONG KHOẢNG THỜI GIAN QUA , THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM TĂNG GẤP 4 LẦN.
Hôm nay, VIỆT NAM XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG HOA KỲ NHIỀU HƠN SANG BẤT CỨ QUỐC GIA NÀO KHÁC. Mối quan hệ kinh tế của chúng tôi đã tạo ra hàng ngàn việc làm ở Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trong mỗi năm kể từ khi bình thường hóa năm 1995, GDP của Việt Nam đã tăng hơn 4 phần trăm. Và trong mỗi năm kể từ năm 2000, nó đã tăng hơn 5 phần trăm.”

Như vậy , từ một nền kinh tế đứng hàng thứ ba nghèo nhất trên thế giới sau 10 năm Quá Độ theo kinh tế Mác Lê ngu xuẩn , Việt Nam đã có một mức tăng trưởng điều đặn từ bốn đến năm phần trăm sau khi BÌNH THUỜNG HÓA VỚI HOA KỲ VÀ ĐƯỢC BÃI BỎ CẤM VẬN BỞI HOA KỲ. Cũng đồng thời , Hoa Kỳ trở thành bạn hàng LỚN NHẤT của Việt Nam , chớ không phải Trung Quốc , người anh em “bành trướng ” !

Tuy nhiên , vị Trợ Lý Ngoại Trưởng , ông Talwar đã phát biểu chưa rõ về những tiến độ đạt được sau đàm phán đối với vấn đề hiệp ước Trans-Pacific Partnership.

C. Hợp Tác về Quốc Phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam :
Các chuyên gia điều cho rằng đây là trọng tâm của chuyến đi của ông Talwar sang Hà Nội , thế nhưng bài diễn văn của ông né tránh đưa ra những chi tiết cụ thể những gì mới đạt được trong khi đàm phán giữa ông với các viên chức Cộng sản Hà Nội trong lãnh vực hợp tác quốc phòng.

Bài diễn văn của ông cũng không đề cập đến tiến trình bải bỏ cấm vận vũ khí của Hoa Kỳ áp đặt lên nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội , mà chỉ đề cập đến con số viện trợ quốc phòng 18 triệu đô la nhỏ nhoi mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam trong thời gian qua cho an ninh hàng hải
Ông Talwar nhắc lại thông điệp CÂN BẰNG sức mạnh quốc phòng mà Hoa Kỳ đeo đuổi , hiển nhiên là nhắm vào Trung Quốc cũng như quan điểm của Hoa Kỳ về một phương thức hành xử chung tại Biển Đông.

Từ đó , mọi người đang nghi vấn ông Talwar đi về với bàn tay không mà không đạt được thỏa hiệp nào đáng kể về mặt hợp tác quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Cộng Sản Hà Nội.

III. NHỮNG DANG DỞ SAU ĐÀM PHÁN

Mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ được coi là hoàn thiện khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận vũ khí và quay trở lại hiện diện quân sự tại Cam Ranh hay Đà Nẵng cho sự quân bằng sức mạnh quân sự ở Đông Nam Á. Cả hai điều này đã đang bi ngăn cản bởi những tranh chấp nội bộ về mặt nhân sự trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng Sản khiến cho sự bất ổn về chính trị tại Việt Nam luôn hiện diện.

Sự bất ổn khiến lập trường Việt Nam trong đối ngoại bị mù mờ không rõ , Việt Nam có thật sự nằm quỹ đạo của Trung Quốc hay đang muốn sát cánh cùng Hoa Kỳ quân bằng thế mạnh quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.

Cho nên chúng ta không thể hy vọng nhiều ở những chuyến đi đàm phán như chuyến đi của Trợ Tá Ngoại Trưởng Puneet Talwar vì thực tế , đây chỉ là những chuyến đi mang tính chất thăm dò kiểm chứng- rất cần thiết- nhưng chưa thể đủ sức cho những tiến bộ ngoại giao song phương.

Điều mà ông Talwar thu được trong chuyến đi này là Cộng Sản Hà Nội đang mỗi lúc nhích gần hơn tới Hoa Kỳ để tìm một lối thoát cho chính trị và quốc phòng đang bị bế tắt và đe dọa.

Đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc , Đảng Cộng Sản Việt Nam là một bằng chứng của nuôi ông tay áo ; và vì vậy , giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ có thế nhích gần tới Hoa Kỳ càng sớm càng tốt để khỏi bị thanh trừng khi bị Trung Quốc khống chế hoàn toàn.

*****************
Toàn bộ bài diễn văn của Puneet Talwar có thế xem tại :

© Tú Hoa & Đàn Chim Việt





No comments:

Post a Comment

View My Stats