Wednesday 17 December 2014

Mối quan hệ Trung – Nhật có thể trở lại những năm 80? (Ezra Vogel F, Asia Nikkei)



Ezra Vogel F, Asia Nikkei
Dịch bởi CTV Phía Trước
Posted on Dec 17, 2014

Từ thời điểm lịch sử diễn ra chuyến thăm thành công của Đặng Tiểu Bình tới Nhật Bản vào tháng 10 năm 1978 cho đến khi  ông này chính thức rút lui khỏi chính trường vào năm 1992, Nhật Bản và Trung Quốc đã có những bước tiến tích cực hướng đến hòa giải. Du khách Nhật Bản đến Trung Quốc bày tỏ sự hối tiếc về lịch sử đau thương của cuộc xâm lược của Nhật Bản, và người Trung Quốc chấp nhận lời xin lỗi của họ. Chính phủ Nhật Bản cung cấp thêm viện trợ cho Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Trong khi đó, các công ty Nhật Bản thông qua công nghệ và bí quyết quản lý, đã giúp đỡ người Trung Quốc hiện đại hóa các nhà máy sản xuất thép, điện tử, xe máy và xe hơi.

Liao Chengzhi, Yoshihiro Inayama và các nhà lãnh đạo khác đã tham gia vào các cuộc thảo luận cấp cao . Và trong khi mối quan hệ không hoàn toàn có dấu hiệu tích cực, thì nhân dịp người Trung Quốc tỏ ra không bằng lòng về chuyến thăm Thủ tướng Nhật Yasuhiro Nakasone tới đền Yasukuni năm 1985, ông này tuyên bố, ông sẽ tôn trọng sự phản đối từ các nước láng giềng và sẽ không thực hiện bất cứ chuyến thăm nào như vậy nữa. Để thúc đẩy mối quan hệ lâu dài tốt đẹp giữa Nhật Bản và Trung Quốc , Đặng Tiểu Bình khuyến khích việc nhập khẩu phim Nhật Bản, các chương trình truyền hình, âm nhạc và tiểu thuyết của đất nước xứ hoa anh đào. Tương tự, có tới gần 80% cư dân Nhật Bản được thăm dò ý kiến đều phát biểu: họ có cảm tình đối với Trung Quốc.
Sau năm 1992, quan hệ giữa hai nước xấu đi, và tại thời điểm hiện tại, mối quan hệ tồi tệ này đã đạt tới đỉnh điểm kể từ Thế chiến thứ II. Khoảng 90 % người dân ở 2 quốc gia đều có ấn tượng không tốt về nhau. Các nhà lãnh đạo cao cấp của hai nước không còn gặp mặt, và hiểu lầm vẫn tiếp tục tồn tại. Tàu và máy bay của hai nước vẫn nhăm nhe giằng co các hòn đảo. Mỗi nước tự đặt tên cho quần đảo này để khẳng định chủ quyền quốc gia (Nhật Bản gọi là quần đảo Senkaku và Trung Quốc gọi đó là Điếu Ngư). Lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản hy vọng có thể tránh một cuộc xung đột. Tuy nhiên, chỉ cần một động thái không tốt có thể khiến cuộc xung đột bùng nổ. Các nhà lãnh đạo, trước sức ép của dư luận trong nước, có thể theo đuổi các hành động dẫn đến trả thù. Nếu xảy ra thương vong từ cả 2 phía, phải mất bao nhiêu thập kỷ nữa để lòng tin giữa 2 đất nước trở lại?

Trầm trọng hóa vấn đề.

Sự thay đổi trong bối cảnh chiến lược khiến cho công cuộc hòa giải giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng khó khăn hơn. Trước sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, việc hợp tác chiến lược giữa Trung Quốc và các nước phương Tây nhằm giảm mối đe dọa từ phía Liên Xô đã biến mất. Với nền kinh tế tăng trưởng như vũ bão của Trung Quốc, nhu cầu về hỗ trợ tài chính và hỗ trợ trong tiếp thu công nghệ mới giảm. Khi GNP của Trung Quốc vượt qua Nhật Bản, sự tự tin của đất nước này ngày càng tăng lên. Khi Trung Quốc tiến hành mở rộng nền quân sự hiện đại, các nhà lãnh đạo trong nước có thể xem xét các hành động quyết đoán hơn. Và khi việc sử dụng Internet và điện thoại di động phát triển rộng rãi hơn và công chúng trở nên kích động hơn, các nhà lãnh đạo lại càng trở nên ít linh hoạt trong việc thúc đẩy hòa giải.

Có thể hiểu được khi những người yêu nước tại Trung Quốc – những người vẫn giữ nỗi nhục nhã và căm hận trước thất bại của đất nước trong lịch sử (chiến thắng của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật 1894-1895, cuộc xâm lược của Mãn Châu năm 1931 và cuộc xâm lược, chiếm đóng đất nước Trung Quốc 1937-1945) và thành công của Nhật Bản trong công cuộc hiện đại hóa –  sẽ cảm thấy vô cùng tự hào về thành công của đất nước này khi trở thành một quốc gia hùng mạnh, hiện đại và nhất quyết ép Nhật Bản phải công nhận những tiến bộ của mình. Điều dễ hiểu là người Nhật sẽ cảm thấy khó chịu với người hàng xóm với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng. Trung Quốc đã thổi phồng lời chỉ trích của Nhật Bản và gửi các tàu vũ trang và máy bay tới gần khu vực lãnh thổ do Nhật Bản quản lý. Tình hình mang tính chiến lược mới đòi hỏi sự lãnh đạo táo bạo ở cả hai nước để giải quyết các vấn đề đã và đang xảy ra.

Những biểu hiện của thái độ chống ngoại quốc có thể khiến đất nước phải đối mặt với các vấn đề trong nước nhằm đạt được tình trạng thống nhất tốt hơn. Tuy nhiên, sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản không hề có lợi cho cả hai đất nước. Sự căng thẳng này gây lo ngại cho các nhà hoạch định khu vực và chấm dứt quan hệ đầu tư kinh tế . Tỉ lệ ngân sách dành cho quân sự trong tổng chi phí liên quan tới phát triển trong nước tăng cao, khiến việc đối phó với các với vấn đề phổ biến như ô nhiễm , sự nóng lên toàn cầu, thiên tai và giải quyết tranh chấp trở nên ngày càng khó khăn hơn.

Trung Quốc bày tỏ lo ngại về việc Nhật Bản sẽ trở thành một cường quốc quân sự . Tuy nhiên, những lời chỉ trích mang tính thù hằn của nước láng giềng và thế quân sự tiềm năng đã giữ Nhật Bản không chệch khỏi hướng phát triển đó. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể hy vọng rằng những lời đe dọa sẽ buộc các nhà lãnh đạo Nhật Bản thay đổi hướng đi, nhưng chỉ khiến Nhật Bản chỉ vững tiến sâu vào lãnh vực quân sự. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản chỉ trích Trung Quốc đã từ chối các cuộc đàm phán cấp cao, nhưng sự miễn cưỡng của Nhật trong việc bày tỏ sự hối tiếc về vấn đề lịch sử càng củng cố thái độ không muốn gặp mặt từ phía Trung Quốc.

Thay đổi từ cả hai phía

Để duy trì hỗ trợ trong nước, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng như Nhật Bản có thể không hề tỏ ra kém cạnh trong việc đáp ứng bên quốc gia kia. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro và theo đuổi lợi ích quốc gia, họ cần phải thay đổi cách tiếp cận của họ.

Nếu các nhà lãnh đạo Nhật Bản muốn hòa giải, họ phải kiềm chế hành động mà nước láng giềng coi là động thái khiêu khích, chẳng hạn như việc tới thăm đền Yasukuni. Nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn đất nước của họ trong trạng thái hòa bình, họ phải chấp nhận các cuộc đối thoại cấp cao. Các nhà lãnh đạo của hai nước cần phải tìm cách thu hẹp khoảng cách giữa hai bên: những người ủng hộ Nhật Bản đã từng tuyên bố rằng vấn đề quyền sở hữu quần đảo Senkaku không cần đem ra thảo luận, và những người ủng hộ Trung Quốc cho rằng, các cuộc thảo luận như vậy là điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán ngoại giao. Để giảm bớt căng thẳng trong thời gian dài, Trung Quốc phải hạ bớt giọng điệu khiêu khích trong các phim về Chiến tranh Thế giới II và giảm hoạt động tuyên truyền chống Nhật. Đồng thời, phía Nhật Bản phải từ bỏ quan điểm cho rằng xin lỗi như vậy là đã đủ.

----------------------

Tác giả: Ezra Vogel F. là giáo sư danh dự tại Đại học Harvard và là tác giả của cuốn sách  “Nhật Bản số 1″ (1979) và “Đặng Tiểu Bình và công cuộc lột xác của Trung Quốc” (2011)

Copyrights © 2007-2014 TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info






No comments:

Post a Comment

View My Stats