Friday 5 December 2014

ĐIỂM TIN THỨ SÁU 5-12-2014 (DÂN LUẬN / TTXVA)



Dân luận tổng hợp
Thứ Bảy, 06/12/2014
.
Dân Luận: Phần điểm tin sẽ được cập nhật thường xuyên từ 8h sáng tới 12h khuya mỗi ngày. Độc giả có thể gợi ý tin cần điểm cho Dân Luận bằng cách bấm vào đây: Gợi ý điểm tin.
.
.
Chính trị - Xã hội
.
- Chém gió với quốc tế: Thủ tướng: "Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, đảm bảo tự do dân chủ" (TBKTSG): Trao đổi với các nhà tài trợ quốc tế tại Diễn đàn các đối tác phát triển Việt Nam 2014 (VDPF) khai mạc sáng nay 5-12-2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ tập trung hoàn thiện nhà nước pháp quyền, thể chế kinh tế thị trường và đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân. Đây là một trong 5 nhiệm vụ then chốt mà mà Chính phủ Việt Nam đặt làm trọng tâm điều hành trong năm tới.
- Tường thuật về vụ sách nhiễu gia đình Huỳnh Trọng Hiếu tối ngày 4/12/2014 (FB Huỳnh Trọng Hiếu): 5 tên thanh niên xông vào đạp phá cửa và chửi rủa liên tục với thái độ hằn học. Họ còn nói: “chúng mày bị tau quăng lên xe bus như chó mà còn không biết sợ?”. Sự việc xảy ra khoảng 15 phút thì kết thúc. Có mặt trong sự việc tối hôm nay gồm có hơn 5 người hàng xóm của chúng tôi. Ngoài những người được chính thức kể đến, còn có sự tham gia của khoảng gần 10 người lạ mặt khác.
- Phóng viên Không biên giới phản đối việc bắt blogger Hồng Lê Thọ (RFI ): Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm qua 02/12/2014 đã ra thông cáo mang tựa đề « Làn sóng bắt bớ vì ‘lạm dụng quyền tự do dân chủ’ tiếp diễn », phản đối việc chính quyền Việt Nam bắt giữ blogger Hồng Lê Thọ.
- Kiến nghị đình chỉ vụ án Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) (Blog Ba Sàm): Bà Lê Thị Minh Hà, vợ Nguyễn Hữu Vinh (anh Ba sàm) đã gởi đơn kiến nghị đình chỉ vụ án Nguyễn Hữu Vinh và đồng sự.
- Ông Truyền cam kết trả lại đất công (Người Lao Động): Cơ quan chức năng đang động viên ông Truyền và con trai là đại úy Trần Hoàng Anh (đội trưởng đội văn phòng Phòng CSGT Đường bộ, Đường sắt Công an tỉnh Bến Tre) sớm tháo dỡ nhà kho làm đại lý bia để trả lại mặt bằng cho nhà nước. Chiều 4-12, ông Truyền đã ký nhận số tiền bồi hoàn chi phí san lấp mặt bằng thửa đất này là 137 triệu đồng, đồng thời cam kết giao trả lại đất. - Con trai ông Truyền mua đất nhờ lương và bia (VietnamNet): Theo bản giải trình, tổng số tiền 1,43 tỷ đồng mà đại úy Hoàng Anh bỏ ra mua đất của 4 hộ dân tại ấp 3 (xã Sơn Đông, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) là của vợ chồng ông dành dụm từ nguồn lương và việc kinh doanh bia của gia đình. - Ông Hoàng Văn Nghiên thuê biệt thự… 460 nghìn đồng/tháng (Một Thế Giới): Theo Hợp đồng thuê nhà mà chúng tôi có được, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội ông Hoàng Văn Nghiên được thành phố cho thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa trên thửa đất rộng 411 m2 với giá chỉ gần 460 nghìn đồng/tháng. Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện là nơi sinh sống của gia đình con trai ông Hoàng Văn Nghiên, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Bản thân ông Nghiên đang sống ở nơi khác. - Ông Hoàng Văn Nghiên: Tôi chả có gì để nói cả (Một Thế Giới): Được biết, hiện bản thân ông Hoàng Văn Nghiên không sống tại căn biệt thự số 12 đường Nguyễn Chế Nghĩa mà người thân của ông hiện đang sinh sống tại căn biệt thự nằm ở quận Hoàn Kiếm trung tâm nhất của Thủ đô Hà Nội. Ông Nghiên hiện đang sinh sống tại 1 căn biệt thự tại khu đô thị Ciputra hạng sang ở Hà Nội. - Đằng sau việc ông Nghiên thuê biệt thự hoành tráng với giá... 10 tô phở (Một Thế Giới): Từ vụ việc ông Trần Văn Truyền đến ông Hoàng Văn Nghiên cho thấy một công thức chung. Đó là cố thuê nhà công trong một thời gian dài sau đó xin hóa giá. Nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền thuê căn nhà ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM và sau đó xin hóa giá cho con gái mình. Ông Nghiên thuê căn biệt thự nhưng thực chất là con trai ông sử dụng. Cả hai vụ việc đều cho thấy rõ các cơ quan quản lý rất dễ dàng xét duyệt việc cho thuê hoặc hóa giá nhà đất công mặc dù hoàn toàn sai đối tượng và điều kiện.
- Biệt thự 'khủng' chiếm đất công của cựu Phó chủ tịch tỉnh (VietnamNet): Hình ảnh ngôi biệt thự nguy nga trong khuôn viên rộng hơn 1500m2 thuộc chủ sở hữu của nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc – ông Hà Hòa Bình. Đáng chú ý là quá trình xây dựng khu “lâu đài” này, chủ nhân ngôi nhà đã cho lấn chiếm gần 400m2 đất công.
- Ngô Ngọc Trai - Những yếu kém trong hoạt động điều tra (BBC): Trong vụ án này chính xác thì cơ quan tố tụng chỉ dựa vào duy nhất lời khai nhận tội của Hàn Đức Long để kết tội. Trong khi đó pháp luật hiện tại quy định không được sử dụng lời khai nhận tội của bị cáo là bằng chứng duy nhất để kết tội. Nhưng thực tế lâu nay người ta dễ dàng hóa giải quy định ràng buộc này bằng các quy định lỏng lẻo về chứng cứ. Theo đó những tài liệu điều tra như lời khai của những người bị giam giữ cùng phòng với Long cũng là chứng cứ được sử dụng, mặc dù họ không hề tồn tại ở không gian và thời gian xảy ra vụ án. Và những thứ mặc dù không giúp chứng minh được tội phạm nhưng cũng được coi là chứng cứ như tinh dịch và lông tóc trong vụ án này. - Tính chính xác của kết quả giám định tư pháp (Nhân Dân): Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, hiện nay, công tác giám định tư pháp còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng kết quả giám định. Nhiều vụ việc phải giám định nhiều lần với kết quả, kết luận khác nhau; kết luận giám định tư pháp trong một số trường hợp chưa thật sự chính xác, khách quan, thậm chí có sự mâu thuẫn, xung đột giữa các kết luận giám định, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, làm cho việc giải quyết một số vụ án trọng điểm, đặc biệt là một số vụ án tham nhũng bị kéo dài. - Cán bộ thi hành án vi phạm pháp luật có xu hướng tăng (Pháp luật tpHCM): Tình trạng cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật tăng cao. Năm 2014, có 98 trường hợp bị kỷ luật, trong đó có cả lãnh đạo cấp cục, tăng gấp hai lần so với năm 2013, tập trung vào một số địa phương như Kiên Giang, Cà Mau, Lai Châu... Còn một số vụ việc gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh cán bộ, công chức cũng như hình ảnh của ngành thi hành án dân sự. - Luật hóa “quyền im lặng” phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam (VoV): Việc có nên quy định “quyền im lặng” trong Dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) hay không đang thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và dư luận xã hội. Theo Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trần Văn Độ, việc quy định quyền im lặng vào luật là để bảo vệ người có khả năng bị oan sai. Tuy nhiên phải tùy theo tổ chức hệ thống tư pháp, tùy theo hệ thống luật sư, hình thức pháp luật để luật hóa “quyền im lặng” cho phù hợp thực tiễn của Việt Nam.
- Tâm sự của người nhà anh Hồ Duy Hải sau khi nhận được quyết định hoãn án tử hình (Dân Luận): Chị Loan thì thu xếp đi Hà Nội, những người thân còn lại trong gia đình chúng tôi gom lại cùng nhau đi đến tòa án Tỉnh Long An để yêu cầu hoãn thi hành án. Chúng tôi quá gấp rút nên không chuẩn bị được gì cả. Chúng tôi tập trung trật tự trước cổng tòa án, dùng bút lông viết lên sau lưng tờ lịch cũ những khẩu hiệu kêu oan và hoãn thi hành án cho cháu Hải. Khi chúng tôi tập trung thu hút được sự quan tâm của người dân qua lại thì ông Lê Quang Hùng đề nghị đối thoại cùng chúng tôi. Ông Hùng nói với chúng tôi đừng gây kích động rồi ông ký quyết định hoãn thi hành án sau khi chúng tôi viết đơn yêu cầu hoãn thi hành án vào khoảng 2h ngày 4/12/2014. - Tạm dừng thi hành án tử hình Hồ Duy Hải theo đề nghị của Chủ tịch nước (Thanh Niên): Chiều 4.12, theo nguồn tin có thẩm quyền từ cơ quan tố tụng trung ương, việc tạm dừng thi hành án tử hình Hồ Duy Hải được thực hiện theo đề nghị của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. - Vụ tử tù Hồ Duy Hải: 4 nghi vấn trong vụ án giết người tàn độc (Pháp luật): Một câu hỏi không thể không đặt ra là: Dấu vân tay tại hiện trường là của ai? Vì sao trong hồ sơ vụ án không có kết quả giám định vân tay của những người có quan hệ tình cảm và có khả năng có mặt tại bưu điện Cầu Voi tối 13-1-2008 như Nguyễn N., Nguyễn. S. - THƯ CỦA ĐẠI SỨ JESSEN, TRƯỞNG PHÁI ĐOÀN LIÊN MINH CHÂU ÂU TẠI VIỆT NAM, VỀ VIỆC HOÃN THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH ÔNG HỒ DUY HẢI (Con Đường Việt Nam). - Vụ án Hồ Duy Hải: Nhiều câu hỏi chưa được làm rõ (Tuổi Trẻ): Dù có bao nhiêu câu hỏi nghi vấn về vụ án chưa đuợc giải đáp, các chứng cứ quan trọng liên quan đến dự án đề không đủ để kết tội bị cáo, nhưng Phó Chánh Án tòa án Nhân dân Long An ông Lê Quang Hùng vẫn cho rằng: "Đến nay, bản án này vẫn đúng theo trình tự pháp luật".
- Vụ năm CA đánh chết người ở Phú Yên: CA, tòa, viện đòi ‘xử’ luật sư (Pháp luật): Công văn nêu: “Trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dùng nhục hình diễn ra từ ngày 26-3 đến 3-4, LS Đôn đã lợi dụng việc hành nghề LS có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng trong vụ án và nhiều đồng chí lãnh đạo đương nhiệm khác trong các ngành nội chính”. - VỤ CÔNG AN DÙNG NHỤC HÌNH: Đòi thu hồi chứng chỉ hành nghề của luật sư bên bị hại! (Người Lao Động): Ba cơ quan tố tụng ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với luật sư Võ An Đôn, người bào chữa cho phía bị hại trong vụ công an dùng nhục hình dẫn đến chết người. Văn bản của liên ngành Công an - VKSND - TAND TP Tuy Hòa cho rằng khi tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ Nguyễn Thân Thảo Thành cùng các đồng phạm dùng nhục hình (từ ngày 26-3 đến 3-4), LS Võ An Đôn (bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều) đã có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng vụ án và nhiều lãnh đạo đương nhiệm trong các ngành nội chính.
- Tiết lộ gây "sốc" về cuộc họp bàn phi tang xác chị Huyền (Soha): Bị cáo Khánh khai tại phiên tòa chiều 4/12, việc phi tang xác chị Huyền lúc đó có khoảng 7-8 người, trong đó, có Tường và Khánh.
- Bắt giam 2 người kích động phụ huynh phản đối sáp nhập trường (Thanh Niên): Tối 4.12, trao đổi qua điện thoại với PV Thanh Niên Online, thượng tá Phan Xuân Công, Phó Trưởng Công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), cho biết liên quan đến vụ việc gần 600 học sinh nghỉ học để phản đối sáp nhập trường, cùng ngày đơn vị này đã bắt tạm giam 2 người để điều tra về hành vi “gây rối trật tự công cộng”. - Hà Tĩnh hứa đưa 600 học sinh trở lại lớp trong tháng 12 (VnExpress): Xung quanh tranh cãi về quãng đường từ trường Hương Bình tới hai điểm trường Hòa Hải và Phúc Đồng, ông Hoàng Công Lý, khẳng định khi chưa hoàn thành đường vượt lũ, khoảng cách chỉ là 8 km chứ không phải là 12 km như phản ánh của người dân. - Xem lại: Phụ huynh đồng loạt cho con nghỉ học để phản đối sáp nhập trường (VnExpress): Ông Dương Danh Hoàn (66 tuổi, cựu giáo viên trường THCS Hương Bình) cho biết, Hương Bình là ngôi trường có truyền thống gần 100 năm, đang là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2016. Người đàn ông này chia sẻ không ai có ý định chống đối, mà chỉ muốn cho con cái học ở một môi trường tốt, thuận tiện cho việc đi lại. Chuyển sang cơ sở mới đường xa, về mùa mưa lũ sẽ nguy hiểm, tai nạn luôn tiềm ẩn. Theo tính toán, để đi học từ xã Hương Bình sang xã Hòa Hải và Phúc Đồng, học sinh đi xa nhất sẽ là 13 km, cả quãng đường đi và về là 26 km, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe các em. Đại bộ phận người dân làm nghề đồng áng, phải đi từ sáng sớm, thu nhập bình quân 50.000 đồng/ngày, nếu phải cất công đưa con tới trường học, thời gian sẽ chiếm gần nửa buổi, suy ra sẽ mất hẳn một lao động chính, dẫn tới cuộc sống không đảm bảo.
- Xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên: Các cựu lãnh đạo ACB chối bỏ trách nhiệm (Thanh Niên): Nguồn tiền mua cổ phiếu chính mình được Ngân hàng ACB thực hiện như sau: Ngân hàng ACB cho 2 ngân hàng Kienlongbank vay 1.000 tỉ đồng, Vietbank vay 500 tỉ đồng liên ngân hàng với lãi suất thấp. Hai ngân hàng này cho Công ty chứng khoán ACB (ACBS) vay lại 1.500 tỉ đồng thông qua hình thức mua trái phiếu ACBS với lãi suất cao hơn. Công ty ACBS sau đó chuyển 1.500 tỉ sang 2 công ty của Nguyễn Đức Kiên để mua hơn 51 triệu cổ phiếu của ACB thông qua hình thức hợp tác đầu tư. Tòa sơ thẩm đánh giá các bị cáo nâng giá trị cổ phiếu bằng việc tự đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu của mình. Việc dùng tiền ngân hàng để mua cổ phiếu của chính mình trái pháp luật đã gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB hơn 687 tỉ đồng.
Nguyên giám đốc Công ty Lương thực Vĩnh Long tự tử trong nhà tạm giam (Pháp luật tp Hồ Chí Minh): Thông tin từ phía công an cho biết ông Dũng đã dùng quần treo cổ tự tử trong phòng tắm của phòng tạm giam.
- TP.Hồ Chí Minh ra quân truy quét các đối tượng nghiện ma túy (Lao Động): Khuya 4.12 đến rạng sáng nay (5.12), Công an TPHCM đã ra quân đồng bộ thực hiện kế hoạch mở đợt cao điểm truy quét các đối tượng ma túy để đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc và các đối tượng sống lang thang, đối tượng nghi phạm hình sự trên địa bàn 24 quận, huyện.
- Cách làm việc tắc trách của cán bộ nhà nước: - Chứng nhận sức khỏe cho người đã chết... 8 năm trước (Tuổi trẻ online): theo kết luận Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Trạch đã có sai phạm khi cấp giấy khám sức khỏe với kết luận: “Hiện tại có đủ sức khỏe để học tập và công tác” cho người đã chết tám năm trước.
- Mời nhà khoa học quốc tế góp ý chống ngập cho TP.HCM (Tuổi trẻ online): Tính đến cuối năm 2013, đã xóa được 47/58 điểm ngập. Tuy nhiên đến mùa mưa năm 2014 đã tái ngập 33 điểm và phát sinh 29 điểm ngập mới do ảnh hưởng thi công và do mưa vượt tần xuất.
- Cháy rụi xe giường nằm tiền tỉ (Tuổi trẻ online): Đang đậu, chiếc xe bỗng dưng phát cháy, lửa thiêu rụi mọi thứ trong xe. Sức nóng của vụ cháy cũng làm nứt kính nhà bên cạnh, cách xe đậu khoảng 10m.
- Sẽ tiếp tục tăng viện phí trong năm 2015 (QĐND): Ngày 4-12, ông Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, theo lộ trình, giai đoạn 2014-2015, các bệnh viện tuyến tỉnh thuộc miền núi và Tây Nguyên sẽ tăng viện phí để “bù” lại 30% tiền lương của cán bộ công nhân viên bệnh viện, còn các bệnh viện tuyến Trung ương, tỉnh, thành phố sẽ cộng thêm 50% lương.
- Lương ngành nào cao nhất và thấp nhất tại Việt Nam? (Dân Trí): Kết quả điều tra lực lượng lao động năm 2013 do ILO thực hiện cho thấy, lao động ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức lương cao nhất với bình quân 7,23 triệu đồng/tháng. Điều thú vị là lao động nữ đang làm việc trong hai ngành này được trả lương cao hơn nam giới. Đứng thứ hai là ngành hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh doanh bất động sản. Những ngành này có mức lương bình quân hàng tháng cao nhất tương ứng là 6,53 triệu đồng và 6,4 triệu đồng. - Tiền lương ở Việt Nam thua kém nhiều nước trong khu vực (VnExpress): Lương tháng trung bình của người lao động Việt Nam ở mức 3,8 triệu đồng, chỉ cao hơn Lào, Campuchia và bằng một nửa so Thái Lan, bằng 1/12 của Singapore.
- Việt Nam vẫn thấp trong bảng xếp hạng tham nhũng (BBC): Năm nay, Việt Nam đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119 trên bảng xếp hạng toàn cầu và thứ 18 trên tổng số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. TI nói điểm số CPI của Việt Nam không thay đổi trong ba năm liên tiếp (2012- 2014) và tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia. Đáng quan tâm là trong khi Việt Nam không có thay đổi về điểm số, các quốc gia láng giềng lại đang cải thiện kết quả CPI của họ.
- Cao Minh Tâm - Đình công là... tin mật!!! (VNTB): Như vậy, với thông tin của Bộ Trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền: “tổng số lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam là 78.000 người, phần đông là lao động kỹ thuật, còn lao động không có chuyên môn, kỹ thuật chủ yếu là của Trung Quốc”, thì con số cụ thể bao nhiêu lao động Trung Quốc không có tay nghề sẽ không dễ được đăng tải vì điều này là... “Mật”.
- Nhà nước đang hết hết tiền vì tham nhũng, lãnh phí, rất mong các bạn thông cảm và chia sẻ gánh nặng với Nhà nước nhé: Giá giảm, thuế xăng dầu lên đến 40% (VietnamNet): Trường hợp hạ nhiệt, khi dầu thô giảm xuống dưới 60 USD thùng thì cả 4 mặt hàng xăng dầu đều phải tăng thuế kịch trần là 40%, trong đó, mức thuế trần của mặt hàng xăng và dầu hoả tăng 10% so với trước, thuế trần của dầu diezen và madut tăng 15% so với trước. - Quan chức Quốc hội: DNNN nợ cả triệu tỷ đồng là 'điều bình thường' (VTC): Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng số nợ hơn 1,5 triệu tỷ đồng của các doanh nghiệp nhà nước là 'điều bình thường'. - Điểm lại tình hình phát triển kinh tế Việt Nam (World Bank)
- Dương Hoài Linh - Mười dấu hiệu cho thấy bóng dáng sụp đổ của một thể chế chính trị (Dân Luận): Với mười dấu hiệu nói trên, việc thay đổi thể chế chính trị Việt Nam trong tương lai là điều tất yếu. Nhưng kịch bản của sự thay đổi đó vẫn là điều khó dự đoán. Bạo lực, đổ máu hay hòa bình, êm thấm đều tùy thuộc vào thái độ của lãnh đạo Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn là không thể có một Gorbachev ở Việt Nam. Và rất có thể một cuộc "cách mạng dân tộc" sẽ dễ xảy ra hơn là một cuộc "cách mạng dân chủ", nếu như kinh tế và chính trị của Trung Quốc không sụp đổ trước Việt Nam.
- Việt Nam luôn ghi nhớ đóng góp của các cựu chiến binh Xô Viết (VietnamPlus): Đoàn cựu chiến binh Nga, Belarus sang thăm đúng vào dịp cả nước đang diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ, biết ơn và không bao giờ quên những đóng góp to lớn, hiệu quả của các cựu chiến binh Xô Viết, trong đó có Nga, Belarus đã cống hiến tuổi thanh xuân trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiếu đấu... giúp Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
.
Thế giới - Đối ngoại
.
- Phong trào bất tuân dân sự tạo lớp người Hồng Kông mới (Thanh Niên): Ở mặt khác, Đới Diệu Đình cũng chỉ ra rằng cuộc biểu tình đang mất đi sự ủng hộ từ công chúng. Ông dẫn khảo sát mới nhất của Đại học Hồng Kông, theo đó 80% những người trả lời nói rằng họ không ủng hộ phong trào này tiếp tục. Ngoài ra, rõ ràng có nhiều người đã không còn tuân thủ nguyên tắc bất bạo đồng ban đầu của phong trào này. Sự an toàn của người biểu tình cũng đang trở nên đáng lo hơn trong bối cảnh cảnh sát Hồng Kông mạnh tay hơn, còn người biểu tình thì mất kiểm soát, theo bài viết trên The New York Times. - Xem lại: Cẩm nang Đấu tranh Bất tuân Dân sự của OCLP (Dân Luận).
- Nguyễn Hải - Việt Nam tiến một bước để lùi hai bước? (BBC): Không những thế Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn phản đối Mỹ và châu Âu trừng phạt Nga. Có lẽ Việt Nam ủng hộ cách can thiệp quân sự vào nước láng giềng như những gì Nga đang làm với Ukraine. Nếu sau này Trung Quốc cũng làm vậy với chúng ta, không biết nhà cầm quyền có phản đối phương Tây nếu họ trừng phạt nước láng giềng của ta hay không? Chỉ trong vài tháng “rối loạn”, Việt Nam đã phục hồi nguyên trạng thế “kiềng ba chân” với Nga và Trung Quốc như trước, đây là thế đứng lý tưởng nhất đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam, đồng thời dập tắt hy vọng xã hội dân sự vừa mới le lói. Cái đích cuối cùng vẫn là dân chủ kiểu Nga, Trung Quốc chứ không phải kiểu Mỹ và phương Tây.
- Hạ viện Mỹ bất ngờ thông qua Nghị quyết về Biển Đông (PetroTimes): Trong một động thái nêu bật sự quan tâm của Mỹ đối với tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông, hôm 4/12, Hạ viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết với số phiếu ủng hộ 100%, kêu gọi các nước giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và biển Hoa Đông. - Việt Nam hoan nghênh Hạ viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết về Biển Đông (Hà Nội Mới): “Việt Nam hoan nghênh việc Hạ viện Hoa Kỳ lần đầu tiên thông qua một nghị quyết ủng hộ những nỗ lực giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, và việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực đóng góp tích cực, hiệu quả, xây dựng nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở khu vực”.
- Tổng thống V.Pu-tin: Nga sẽ không đi con đường tự cô lập (QĐND): Đúng 12 giờ, giờ địa phương (tức 16 giờ, giờ Hà Nội) ngày 4-12, tại Khánh phòng Gheorghiev của Điện Crem-li, Mát-xcơ-va, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin (Vladimir Putin) đã đọc bản Thông điệp liên bang thường niên về các định hướng phát triển chính của đất nước trong năm mới. Đây là bản thông điệp lần thứ 21 của người đứng đầu Nhà nước Nga trong lịch sử hiện đại và là lần thứ 11 Tổng thống Pu-tin đọc Thông điệp liên bang trước Quốc hội. - Nga tự phát triển bất chấp khó khăn' (BBC): Trong diễn văn về tình hình quốc gia trước Viện Duma, Tổng thống Vladimir Putin ca ngợi nền văn minh Nga và nói nước này có chủ quyền 'tìm con đường phát triển riêng'. Đọc trước hơn 1000 dân biểu Quốc hội và các quan chức cao cấp của Nga và các cộng hòa thuộc Nga hôm 4/12/2014, ông Putin nhấn mạnh đến 'thành tích' đưa Crimea và Sevastopol về với Nga. Ngoài ra, tình kình kinh tế Nga vẫn còn đang rất khó khăn: - Giá dầu giảm và 6 nỗi lo của Putin (CafeF): Nền kinh tế Nga đang tiến tới bờ vực suy thoái khi phải đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng của giá dầu và lệnh cấm vấn của phương Tây.
- Những bức ảnh ấn tượng nhất năm 2014 (Vietnamnet): Một năm với nhiều sự kiện quan trọng sắp trôi qua và chúng ta đã chứng kiến nhiều hình ảnh đầy ấn tượng khắp thế giới. Các tấm ảnh gây nhiều cảm xúc, từ buồn bã tới vui mừng, từ oán hận tới hy vọng.
Richard Bernstein - Xứ Chùa Vàng: Xinh đẹp nhưng khốn khổ vì áo đỏ áo vàng (Dân Luận): Nhưng trong tám năm qua, Thái Lan sa lầy vào một cuộc khủng hoảng chính trị không lối thoát vì có hai nhóm bất cộng đái thiên, được gọi là phe Áo Đỏ và phe Áo Vàng. Họ chống nhau kịch liệt, sẵn sàng xuống đường bất cứ khi nào phe này cảm thấy phe kia chiếm thượng phong. Hậu quả là đã có hơn một trăm người tử vong và nhiều người bị thương trong các lần xung đột bạo lực chính trị xảy ra tràn lan. Bốn chính phủ dân cử nối tiếp nhau bị lật đổ, trong đó hai chính phủ bị quân đội đảo chánh, mới nhất là chính phủ dân cử của bà Yingluck Shinawatra bị lật quân đội lật đổ vào ngày 22 tháng 5 năm nay. Sau nhiều tháng bất ổn, một lần nữa, dưới quyền chỉ huy của tướng Prayuth Cha-ocha, quân đội Thái Lan nhập cuộc làm đảo chánh.
.
Phân tích - Bình luận
.
- Chuyện của ông Nguyễn Bá Thanh (PetroTimes): Rồi tự nhiên hình ảnh ông già tay cầm lá đơn hiện ra, choán hết tâm trí tôi. Và tôi như người ngủ mê sực tỉnh. Tôi tự thầm nói với mình: “Mày mới là Chủ tịch huyện mà mày đã thế này, ít nữa, nếu mày được lên chức cao nữa, thì mày sẽ cư xử thế nào với dân… Ngày trước, bà con khều chân mày, đập cửa rầm rầm gọi mày dậy, mày vẫn vui vẻ lắm kia mà. Hóa ra cái chức tước này làm hỏng mày?”.
- Nguyễn Ngọc Già - Dù chỉ là bà mẹ chân quê (RFA Blog): Đưa tay vuốt những giọt nước mưa mát lạnh trên mặt, bà tỉnh táo hơn. Môi mím chặt. Ánh mắt đầy tự tin xuất hiện trở lại... Bà quyết phải đi đòi và đòi cho bằng được quyền con người cho thằng Út nhà bà. Dù có phải đi cùng trời cuối đất, bà nhất định phải làm cho Út Kha cũng là cho tất cả những ai đang bị cướp đoạt quyền con người. Bà sẽ đi. Bà phải đi... ...Dù chỉ là một bà mẹ chân quê, bà không cô đơn trên con đường đó…
- Facebook: phải chăng là một sức mạnh mềm? (RFA Blog): Tại Việt Nam, Facebook đang được sử dụng nhiều và lan rộng cùng khắp và người chơi với nó luôn có những thao tác gần như nắm tay nhau trong những vấn đề nóng xảy ra trong xã hội. Tương tác giữa báo chí chính thống và Facebook đã xuất hiện vì ngày nay người theo dõi báo thường xuyên và cẩn thận không ai khác ngoài những người lấy Facebook làm thú vui hàng ngày thay cho cầm tờ báo mà đọc theo cung cách cũ.
- Bóc mẽ quan điểm chính trị của các nhà dân chủ, nhân quyền mạng (Mõ Làng): Khi muốn né tránh việc phải tuân thủ quyền con người, thì những "học giả yêu CNXH" này ngụy biện rằng có cái phổ quát, nhưng cũng có cái đặc thù, phải tùy vào điều kiện lịch sử, truyền thống và văn hóa của mỗi quốc gia. Thế nhưng khi muốn biện hộ cho việc áp dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam thì họ lại lờ đi rằng chủ nghĩa này cũng rất đặc thù cho xứ công nghiệp phát triển, các bậc tiền bối của học thuyết này cũng không rõ khi áp dụng vào một nước nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam thì lý thuyết của họ sẽ thành cái của nợ gì. Đảng CSVN và chủ nghĩa xã hội có phải con đường mà NHÂN DÂN lựa chọn hay không, làm một cuộc trưng cầu dân ý trên cả nước là biết liền chứ việc gì phải đoán mò hay dựa theo lý luận "hồi xưa nhân dân chọn Đảng CS thì nay cũng sẽ chọn Đảng CS"?
- Victor Hugo - Tử tù Claude Gueux (1) (pro&contra): Claude Gueux, về lượng chữ, là một tác phẩm rất mỏng so với hai tác phẩm đồ sộ nổi tiếng khác của Victor Hugo, Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) và Những người khốn khổ (Les Misérables). Nhưng về triết lý nhân sinh, ý nghĩa xã hội, tâm lý nhân vật, cũng như tinh thần nhân văn cao cả, Claude Gueux chưa hẳn đã mỏng hơn hai tác phẩm đồ sộ kia, nếu không muốn nói chính Claude Gueux (Claude Khốn Cùng) là bà đỡ cho Les Misérables (Những người khốn khổ) ra đời gần 30 năm sau.
.
Khoa học - Giáo dục
.
- Hiệu trưởng vùng cao cắt xén tiền của giáo viên (Vietnamnet): Hiệu trưởng Trường Mầm non Lương Thịnh (huyện Trấn Yên, Yên Bái) Mai Thị Hải Yến thừa nhận sai phạm và phải trả lại tiền đã cắt xén từ khoản tiền thu hút của thầy cô.
- Panasonic giới thiệu thế hệ đèn LED chiếu sáng công nghệ mới (VietnamPlus): Tập đoàn điện tử Panasonic ngày 3/12 đã cho ra mắt những sản phẩm mới nhất về công nghệ chiếu sáng điốt phát quang (LED) với kỹ thuật điều chỉnh quang phổ tiên tiến.
.
Góc nhìn trẻ
.
- Đâu rồi, chuyện tử tế? (Tuổi trẻ online): Cuộc sống thường nhật đẩy nhiều người vào tình huống dở khóc dở mếu. Câu hỏi “Đâu rồi, chuyện tử tế?” bỗng bật ra bởi ngày càng thấy nhiều chuyện chưa tử tế trong cuộc sống...
- “Câu like”, đúng - sai mặc kệ!? (Tuổi trẻ online): Những ngày qua, một cuộc tranh luận gay gắt giữa những người yêu ảnh phong cảnh với những bạn trẻ thích chụp ảnh “tự sướng” trước thiên nhiên ở Ðà Lạt.
.
Văn hóa - Nghệ thuật - Giải trí
.
- Hội thảo Mumi - biểu tượng của văn hóa Phần Lan (Tuổi trẻ online): Mumi là tên gọi chung của các nhân vật chính trong bộ truyện dài (9 tập) và truyện tranh (5 tập) của tác giả Tove Jansson, mang đậm dấu ấn của những chú lùn Mumi trong thần thoại xứ Scandiavia.
- Du khách chen nhau thưởng thức “Món ngon các nước” 2014 (Tuổi trẻ online): Năm nay, du khách được trải nghiệm hành trình du lịch về văn hóa ẩm thực thế giới ngay tại VN với sự tham gia của hơn 60 đơn vị nhà hàng, khách sạn đại diện cho 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
.
.
-----------------------------
.
.
Published on December 5, 2014

Tin Nổi Bật Trong ngày






No comments:

Post a Comment

View My Stats