Monday 1 December 2014

DA CAM, KIỆN TÙNG & RỒI . . . (FB Hoàng Ngọc Diêu)



.
.
Hãy ôn lại các cột mốc và những điểm trọng yếu của vụ kiện da cam ở Hoa Kỳ trong thập niên thứ nhất của thế kỷ 21 để hiểu hơn ngọn ngành của chuyện ngày nay (sẽ viết tiếp trong phần khác).
.
1) Năm 2003, một nhóm bác sĩ và khoa học gia người Việt, những người đã làm việc với các nạn nhân "da cam" hình thành một hiệp hội có tên là Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam (Vietnam Association of Victims of Agent Orange) vào tháng 12 năm 2003. Họ cùng một số người Mỹ khởi kiện về vụ "da cam".
.
2) Ngày 30 tháng 1 năm 2004, Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam chính thức khởi kiện [1] các công ty hoá chất Dow, Monsanto, Hercules, Diamond Shamrock và một số công ty hoá chất khác, bao gồm các chi nhánh của những công ty ấy có liên quan đến việc sản xuất hoá chất dùng để diệt cỏ và khai hoang trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1961 - 1971. Trong đơn khởi kiện này, có những điểm quan trọng mà phía Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam đưa ra dẫn đến sự thất bại của vụ án [2]
.
3) Ngày 18 tháng 3 năm 2004, phiên toà đầu tiên của vụ kiện này diễn ra tại toà án địa phương đông New York, ở Brooklyn và chánh án là ông Jack Weinstein, người đã dự vụ toà cựu chiến binh Mỹ kiện và thắng kiện 180 triệu đô la vào năm 1985. Chánh án cho phía khởi kiện 6 tháng để chuẩn bị hồ sơ. Nội dung phiên toà đầu tiên được lưu trữ ở đây [3].
.
4) Ngày 3 tháng 11 năm 2004, phía bị cáo (các công ty hoá chất nêu trên) đệ trình hồ sơ đề nghị bãi toà [4], phản bác tất cả các điểm phía Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam đưa ra trong đơn kiện, Hầu hết các điểm bị bác bỏ dựa trên điều luật "Giới hạn 10 năm" ("The Ten-Year Statute of Limitations"). Nếu Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam khởi kiện vụ việc trong vòng 10 năm sau khi các trường hợp được đưa ra thì có thể hiệp hội ấy có "case" (vụ xử). Luật sư đoàn phía bị cáo (các công ty hoá chất Mỹ) còn đệ trình đề nghị chính thức huỷ bỏ vụ án dựa trên căn bản "vụ việc đã xảy ra nhiều thập niên trước ở một đất nước xa xôi cách Hoa Kỳ ngàn dặm" [5].
.
5) Ngày 18 tháng 1 năm 2005, luật sư đoàn phía khởi tố đệ trình hồ sơ 173 trang [6] phản biện những gì phía bào chữa đưa ra nhằm yêu cầu toà án không huỷ bỏ vụ án. Trong hồ sơ này, phía khởi tố đưa ra rất nhiều phân tích tính độc hại của "da cam" và duy trì quan điểm phía bị cáo vi phạm luật quốc tế và đòi hỏi phía bị cáo phải trả giá cho những gì họ làm.
.
6) Ngày 28 tháng 2 năm 2005, cả hai phía đối diện nhau tại toà để đối chất [7]. Đây là tài liệu dài 238 trang, lưu lại nội dung đối chất cả hai phía [8].
.
7) Ngày 10 tháng 3 năm 2005, chánh án Weinstein bãi bỏ vụ án. Trong 233 trang ghi nhận quyết định của ông [9], ông nói rõ rằng, cho dù "da cam" được ghi nhận có dioxin, là một thứ hoá chất độc hại nhưng nó không nằm trong khuôn khổ "chiến tranh hoá chất" (chemical warfare) và bởi thế không vi phạm luật quốc tế. Chánh an Weinstein còn cho biết toà án liên bang cũng có thẩm quyền trong vụ án này như một gợi ý cho phía khởi tố xúc tiến phúc thẩm hoặc đưa vụ việc lên toà án tối cao.
.
8) Phía khởi tố tiếp tục đệ trình thỉnh cầu phúc thẩm. Ngày 6 tháng 2 năm 2006, phía bị cáo đệ trình hồ sơ phản hồi đề nghị phúc thẩm của phía khởi tố [10]. Trong hồ sơ này, phía bị cáo đưa ra những điểm kỹ thuật về giới hạn tố tụng và trách nhiệm của các công ty được chính phủ Hoa Kỳ sử dụng. Phía khởi tố đệ trình phản hồi [11] và sau đó, vào ngày 17 tháng 4 năm 2006, phía khởi tố lần nữa đệ trình phản hồi đã được điều chỉnh [12], lấy lý do rằng "quốc tế đã có luật cấm sử dụng hoá chất trong chiến tranh từ lâu" và đề nghị toà án cho phép xúc tiến phúc thẩm.
.
9) Ngày 18 tháng 6 năm 2007, toà phúc thẩm diễn ra với hai với sự chứng kiến của ba chánh án [13]. Đây là tài liệu 247 trang, lưu lại nội dung đối chất của hai phía tố và bào chữa. [14]
.
10) Ngày 22 tháng 2 năm 2008, toà án phúc thẩm liên bang bác bỏ đơn kiện của Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam. Các chánh án tuyên bố phía khởi tố đã không thể chứng minh được chất diệt cỏ và khai hoang sử dụng trong chiến tranh Việt Nam nằm trong khuôn khổ "chiến tranh hoá chất" và vi phạm luật quốc tế. Các chánh án cũng bác bỏ các khiếu nại của những cựu chiến binh Hoa Kỳ đã không tham gia trong vụ án 1984 và đề nghị tất cả các chánh án và luật sư bãi bỏ mở rộng vụ án.
.
11) Tháng 10 năm 2008, luật sư đoàn của Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam gởi một thỉnh nguyện cứu xét (writ of certiorari) [15] đến toà án thượng thẩm Hoa Kỳ. Luật sư đoàn của nhóm cựu chiến binh Hoa Kỳ cũng gởi một thỉnh nguyện cứu xét của riêng họ [16].
.
12) Ngày 27 tháng 2 năm 2009, toà án thượng thẩm Hoa Kỳ đã có một cuộc hội luận và họ quyết định bác bỏ cả hai thỉnh nguyện. Vụ án này khép lại.
.
.-------------
.
Tài liệu tham khảo:
.
[1] Hồ sơ khởi kiện nguyên thuỷ ở: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/AO%20Lawsuit(2).pdf
.
[2] Những điểm quan trọng của hồ sơ khởi tố mà Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam đưa ra:
- "da cam" không những dùng để khai hoang mà còn để tàn phá hoa màu.
- dựa trên tường trình sơ khởi năm 1966 của Bionetics Research Laboratory cho biết 2,4,5-T and 2,4-D, hai thành phần chính của "da cam" có thể tạo ra tình trạng quái thai và chết yểu của chuột con.
- dựa trên phỏng đoán có khoảng 4 triệu người Việt Nam đã tiếp xúc với "da cam" trong khoảng thời gian 1961 - 1971.
- dựa trên cách gọi của phía Việt Nam: "cuộc chiến tranh hoá chất lớn nhất trong lịch sử" (“largest chemical warfare operation in history").
- dựa trên thông tin bác sĩ Phi Phi ăn rau quả dọc theo khu vực bị khai hoang trong khoảng 1966 - 1971 và kết quả là bị 3 lần hư thai và phía khởi tố kết luận là do "da cam".
- dựa trên thông tin người lính tên Nguyễn Văn Quý đã đi trên đường mòn Hồ Chí Minh năm 1972 - 1973, ăn rau cỏ khu vực này và năm 1984, anh ta lấy vợ ở Vũng Tàu và vợ anh bị sẩy thai, họ ly dị. Năm 1987 anh Quý lấy vợ lần thứ hai ở Hải Dương và cháu trai Nguyễn Quang Trung được sinh ra với tay chân và xương sống bị dị tật. Sau đó cháu gái Nguyễn Thị Thuý Nga ra đời bị thiểu năng và điếc. Chính anh Nguyễn Văn Quý sau này bị ung thư.
- dựa trên thông tin bác sĩ Dương Quỳnh Hoa thường xuyên lui tới Sông Bé và Biên Hoà năm 1964, nơi có "da cam" rất nhiều. Sau này, bà sinh ra cháu trai Huỳnh Trung Sơn vào năm 1970 bị dị tật và bị kinh phong. Cháu Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi do lên cơn động kinh. Năm 1972, bà Hoa có thai một lần nữa nhưng bị hư thai. Năm 1998, bà Hoa được chẩn đoán có khối u ung thư trong vú và năm 1999, khám nghiệm cho thấy mức dioxin trong máu bà tương đối cao. Phía bà Hoa kết luận rằng con của bà và ung thư vú của bà là do "da cam".
- dựa trên những thông tin ở trên, phía khởi tố kết luận rằng phía sản xuất ra "da cam" vi phạm nhân quyền, là tội phạm chiến tranh và luật quốc tế.
.
[3] Nội dung phiên toà thứ nhất  vào ngày 18/3/2004: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/hearing(2).pdf
.
[4] Hồ sơ phía bị cáo (các công ty hoá chất Mỹ) bác bỏ những kết tội Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam đưa ra: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/Memo%20of%20Law%20SOL.pdf
.
[5] Đề nghị chính thức của luật sư đoàn phía bị cáo huỷ bỏ vụ án:  http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/InjunctiveRelief(2).pdf
.
[6] Phản hồi chính thức của luật sư đoàn phía khởi kiện đưa ra: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/International%20Law%20Brief.pdf
.
[7] Nội dung đối chất ngày 28 tháng 2 năm 2005 tại phiên toà thứ nhì: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/Feb28hearing.pdf
.
[8] Cuộc đối chất có thể tóm gọn như sau:
.
- Cuộc đối chất đi đến chỗ tranh luận về nghị quyết 4 của Geneva về tội hình "tội ác diệt chủng" có thể áp dụng trong vụ án này hay không.
.
- Phía khởi kiện lý giải nhằm bảo vệ quan điểm rằng "da cam" dùng ở Việt Nam trong chiến tranh là để "diệt chủng". 
.
- Phía bị cáo phản biện rằng thuốc diệt cỏ không được xếp loại trong các loại hoá chất để "diệt chủng" và cho dù thuốc diệt cỏ có nằm trong danh sách các loại hoá chất ở cấp độ diệt chủng, vấn đề này đã không được đưa ra quốc tế mãi cho đến hội nghị vũ khí hoá học năm 1993, có nghĩa là hơn hai thập niên sau khi vụ việc đã xảy ra ở Việt Nam. Cho đến nay (thời điểm vụ án đang diễn ra), vẫn chưa có một quốc gia nào trên thế giới công nhận thuốc diệt cỏ và khai hoang là hoá chất để diệt chủng. Phía bị cáo phản bác rằng phía khởi kiện đánh tráo khái niệm và đánh đồng "da cam" được rải ở Việt Nam với những vụ tàn sát bằng hoá chất trực tiếp đã xử ở Nuremberg.
.
- Ngoài ra, chuyên gia hoá chất phía bị cáo chứng minh rằng "da cam" không phải là dioxin mà "da cam" chứa một phần rất nhỏ dioxin và đã được pha loãng ra với dầu hôi. Hỗn hợp này bị phân huỷ trong thời gian ngắn dưới ánh nắng và nếu có thấm xuống đất, sau một thời gian chúng bị phân huỷ. Đối với những vùng đã được rải "da cam", số lượng trải đều ra, nếu thấm xuống đất cũng không đủ tồn tại quá lâu (như vài thập niên mà phía khởi tố đã đưa ra. Chỉ có những khu vực lưu trữ những thùng chứa hoá chất "da cam" bị rò rỉ thì khả năng kéo dài mới có nhưng không thấy có trường hợp nạn nhân nào được đưa ra ở vài khu vực lưu trữ "da cam" ở Việt Nam.
.
[9] Quyết định bãi toà của chánh án Weinstein http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/Dismiss(2).pdf
.
[10] Hồ sơ phản hồi thỉnh cầu phúc thẩm của phía bị cáo ngày 6 tháng 2 năm 2006: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/Brief_for_Appellee(2).pdf
.
[11] Phản hồi của phía khởi kiện cho phiên toà phúc thẩm: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/FinalReply.pdf
.
[12] Phản hồi đã được điều chỉnh của phía khởi kiện cho phiên toà phúc thẩm: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/AmendedReplyBrief.pdf
.
[13] Đối chất toà án phúc thẩm 18/6/2007: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/TranscriptJun18.pdf
.
[14] Cuộc đối chất của toà phúc thẩm có thể tóm gọn như sau:
.
- Xác định chính phủ Hoa Kỳ biết rõ thành phần và tính độc hại của "da cam" hay không.
- Xác định các công ty hoá chất biết rõ thành phần và tính độc hại của "da cam" hay không.
- Xác định chính phủ Hoa Kỳ cần "da cam" để khai hoang và không phải cần "dioxin" để gây hại cho con người.
- Xác định thời điểm "da cam" được công bố là độc hại.
- Làm rõ những ngộ nhận về "chất độc" xảy ra trong thập niên 50' đã được báo cáo những trường hợp bệnh tật nhưng bị đánh đồng là "da cam".
- Phía khởi kiện cố gắng chứng minh phía bị cáo (các công ty sản xuất hoá chất của Mỹ) đã biết và cố tình thêm dioxin vào "da cam" nhưng họ không có bằng chứng vững vàng. Sau đó họ lại đi đến chỗ kết tội bị cáo tắc trách, biết có dioxin trong "da cam" nhưng không lọc ra.
- Phía khởi kiện cố gắng chứng minh "tội ác" dùng hoá chất lên nhân dân và binh lính Bắc Việt nhưng các chánh án vặn ngược lại là phải chăng chính phủ Hoa Kỳ và công ty sản xuất hoá chất đều biết tính độc hại nhưng họ vẫn trải "chất độc" lên chính binh lính Hoa Kỳ và những nhân viên phục vụ của chính phủ Hoa Kỳ thì phía khởi kiện không thể trả lời (vì chính phủ Hoa Kỳ không thể "cuộc chiến hoá chất' với chính binh lính và đồng minh của họ).
.
.
.

.
----------------------






No comments:

Post a Comment

View My Stats