Thursday 11 December 2014

2 triệu trẻ em Việt Nam đang chịu tổn thương về thể chất (Một Thế Giới)



11:29 10-12-2014

"Hiện nhiều trẻ em Việt Nam đang đối mặt với thách thức từ sự phát triển của nền kinh tế như: di dân, bất bình đẳng gia tăng, cấu trúc gia đình bị phá vỡ và giảm liên kết xã hội.

Ông Jesper Moller Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam đã chia sẻ như thế tại lễ công bố của UNICEF về “ Quyền trẻ em và các nguyên tắc kinh doanh” vào chiều 9.12.

Theo ông Jesper Moller, tại Việt Nam có khoảng 2 triệu trẻ em phải chịu những tổn thương về thể chất và não do suy dinh dưỡng gây ra; 3 triệu trẻ em chưa được sử dụng nước sạch; 1,75 triệu trẻ em phải lao động kiếm sống; gần 70% trẻ em đã từng trải qua các hình thức kỹ thuật bạo lực ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của trẻ.

Đặc biệt, nhiều trẻ em Việt Nam đang đối mặt với thách thức từ sự phát triển của nền kinh tế như: di dân, bất bình đẳng gia tăng, cấu trúc gia đình bị phá vỡ và giảm liên kế xã hội.

Ngoài ra, trẻ em Việt Nam cũng đang phải lao động, có em còn phải lao động trong môi trường nặng nhọc và độc hại.

Do đó, ông Jesper Moller kêu gọi cộng đồng các doanh nghiệp ở Việt Nam góp phần hành động vì sự bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam. Các doanh nghiệp phải tôn trọng và hỗ trợ quyền trẻ em thông qua các hoạt động kinh doanh, các mối quan hệ kinh doanh của mình ở nơi làm việc, thị trường, cộng đồng và môi trường xung quanh.

Ông Jesper Moller mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt 10 nguyên tắc về “Quyền trẻ em và các nguyên tắc kinh doanh”. Trong đó, các doanh nghiệp cần tập trung xóa bỏ lao động trẻ em trong tất cả các hoạt động kinh doanh và mối quan hệ kinh doanh; tạo việc làm tốt cho lao động trẻ, cha mẹ và người chăm sóc; đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ an toàn và hỗ trợ quyền  trẻ em thông qua các sản phẩm dịch vụ…

Theo ông Nguyễn Trọng Đàm, thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp thực hiện, Quyền trẻ em và các nguyên tắc kinh doanh cũng góp phần tạo ra lợi ích lâu dài cho chính doanh nghiệp và cho xã hội. Các nguyên tắc trên không chỉ là trách nhiệm xã hội, về đạo đức kinh doanh cần được khơi dậy, khuyến khích ở các doanh nghiệp mà còn có những vấn đề cần được quy định trong hệ thống pháp luật.

Cũng theo ông Đàm, các doanh nghiệp thực hiện Quyền trẻ em và các nguyên tắc kinh doanh không chỉ đóng góp vào các chương trình, các quỹ để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mà cần phải nghiên cứu các mặt hàng, các sản phẩm phục vụ cho trẻ em đảm bảo an toàn, đảm bảo sức khỏe cho trẻ em.

Các doanh nghiệp không sử dụng lao động trẻ em, nhưng các doanh nghiệp phải giúp trẻ em có được cuộc sống bằng cách khác; chấp hành đầy đủ các quy định về quyền trẻ em. Các doanh nghiệp phải nhận thức đầy đủ về những điều mình làm để góp phần bảo vệ quyền trẻ em”, ông Đàm nói.

Ông Đàm cho biết, nhà nước sẽ có những chính sách để khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp có những điều kiện, cơ hội tốt hơn để tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh vì lợi ích của trẻ em để đảm bảo quyền của trẻ em.

Bắt đầu từ giai đoạn phát triển kinh tế 2016-2020, trẻ em Việt Nam sẽ được đặt vào vị trí trọng tâm hơn trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Hồ Quang




No comments:

Post a Comment

View My Stats