Friday 24 October 2014

Có phải các nhóm tài phiệt của các nước tư bản hoàn toàn khống chế và quyết định các đảng phái chính trị không? (Hoàng Ngọc Diêu)





Hoàng Ngọc Diêu
October 20 at 11:21pm

A: “Chú, có phải các nhóm tài phiệt của các nước tư bản hoàn toàn khống chế và quyết định các đảng phái chính trị không chú?”

B: “Do đâu mà cháu nghĩ như vậy?”

A: “Dạ thì cháu đọc trong mấy nhóm thảo luận đó chú. Cháu đọc trên boxitvn cũng thấy có mấy bài đề cập đến chuyện này.”
B: “Ý cháu muốn nói là công dân các quốc gia ấy cũng ‘hưởng’ chế độ ‘đảng cử, dân bầu’ phải không? “

A: “Dạ, có nghĩa là các nhóm tài phiệt họ bỏ tiền ra để vận động cho một ông nào đó lên làm tổng thống và thông qua ông tổng thống ấy, họ có thể thuận lợi làm ăn hơn.”

B: “Hì hì, có bao giờ cháu thử nghĩ xem dân chúng một nước như nước Mỹ chẳng hạn, có giá bao nhiêu không?”

A: “Sao chú hỏi câu này vậy? Nó có liên quan gì đâu chú?”

B: “Có chứ cháu. Cứ thử tưởng tượng các ông tài phiệt bỏ tiền ra để ‘vận động’ hay ‘mua’ các lá phiếu, các ông ấy phải trả bao nhiêu tiền cho mỗi dân Mỹ để họ bỏ phiếu bầu cho một ông nào đó làm tổng thống? Đó là chỉ nói chuyện đại trà thôi, không nói đến những cá nhân giàu có và chẳng thể mua họ, hoặc những cá nhân có nguyên tắc nhất định, cũng không thể mua họ. Thử khai triển một cách khoa học xem sao?”

A: “Chà, câu hỏi của chú khó quá. Khai triển một cách khoa học là sao chú?”

B: “Cháu cứ tạm đoán xem, phải ‘mua’ mỗi người dân Mỹ bao nhiêu là đáng để họ có thể ‘bán’ cái quyết định của họ đi cháu. $500, $1000, $2000, $10000, $50000?”

A: “Cháu bó tay, cháu không đoán nổi.”

B: “Thử dựa vào các con số một cách khoa học mà xét. Thu nhập bình quân của người Mỹ là khoảng 45 ngàn đô la một năm. Xét ra, 1/100 con số ấy ($450) không đáng để họ ‘bán’, 1/50 con số ấy ($900) cũng chưa chắc đáng để họ ‘bán’. Theo thống kê 2013 của nasdaq thì tài sản trung bình của một người Mỹ là trên 200 ngàn đô la. Chi ra $900 bằng khoảng 0.45% tài sản của họ thì quá ít ỏi để có thể ‘dụ’ họ. Thử lấy một con số tượng trưng là 1% tài sản của họ, có nghĩa là $2000 và nhân lên cho khoảng 212 triệu (67% dân số Mỹ là trên 18 tuổi và dân số Mỹ khoảng 317 triệu):

$2000 x 212,000,000 = $424,000,000,000

Khủng khiếp quá. Mua phiếu cho bảo đảm được bầu tốn hơn 420 tỉ đô la? Cần bao nhiêu “Bill Gates” để làm chuyện này?

Cứ cho rằng chỉ cần ‘mua’ 51% dân số Mỹ trên 18 tuổi thôi (vì đa số phiếu là thắng rồi), có nghĩa là $2000 x 108,120,000 = $21,624,000,000

Kinh khủng quá. Cứ mỗi 5 năm, đám tài phiệt Mỹ tốn gần 22 tỉ để ‘mua’ phiếu, chưa kể chi phí cho nhân sự, xe cộ, thời gian, đi lại, thuyết phục…v.v… Chú không thể hình dung nổi có một hệ thống nhân sự nào có thể thuyết phục và ‘mua’ hơn 100 triệu dân bằng tiền một cách tinh vi và qua mặt luật pháp, qua mặt công luận.

Cứ cho rằng 51% đó là bảo đảm bầu cho một ông X nào đó và cứ cho rằng họ có những phương pháp tinh vi để ‘mua’ mà không vi phạm pháp luật và không bị số 49% còn lại nó đập cho tanh bành, Có gì bảo đảm ông tổng thống mới được bầu ấy qua mặt được cả thượng viện lẫn hạ viện, mua hết các tổ chức, các ngõ ngách luật pháp? Và nếu không mua cho hết thì làm sao mà thông qua một luật nào đó để bọn tài phiệt làm ăn ‘dễ’ hơn?”

A: “Oài… chú chơi số kiểu này mới thấy đúng là khủng.”

B: “Con số tượng trưng chỉ để dễ hình dung thôi cháu à. Cái chính là phải hiểu cơ chế luật pháp, bầu cử, sắp đặt một chính phủ của một quốc gia thì mới có thể hiểu rõ nhận định ‘bọn tài phiệt khống chế chính trị’ là nhảm. Nói một cách khác, chẳng có bọn tài phiệt nào mà có đủ tiền bạc, nhân lực để tung ra bạc chục tỉ, trăm tỉ để mua một thứ mơ hồ hết.”

A: “Cháu cũng thấy câu đó phi lý rồi chú. Nếu không phân tích ra thì quả là mù thật.”

B: “Chú cho cháu một câu hỏi để cháu tự suy nghĩ và tìm hiểu: nếu quả thật ‘bọn tài phiệt’ nào đó có khả năng để khống chế chính trị, kỳ bầu cử ở nước Mỹ vừa rồi họ đã bỏ tiền ra để mua phiếu bầu cho Obama và họ được cái gì?”

A: “He he, chú dập cho cháu chết lun đó hả?”

------------------------

"Tài phiệt khống chế chính trị" (21/10/2014)

Đa đảng đấu đá ít ổn định (17/10/2014)

Dân chủ và đời sống (16/10/2014)

Có phải có dân chủ là có tự do ?  (15-10-20140)  

Tự do dân chủ "hai thời" (14/10/2014)

Ăn "dân chủ" (09/10/2014)




No comments:

Post a Comment

View My Stats