Saturday 5 April 2014

QUYỀN ĐƯỢC NGHI NGỜ ! (Phương Bích)




Thứ Bảy, ngày 05 tháng 4 năm 2014

Công dân đang đứng bình thường, hoặc đang tham gia giao thông cũng bình thường trên đường, công an giơ gậy, yêu cầu kiểm tra giấy tờ, bảo vì có nghi vấn A,B,C,D…!

Thực tế đã có trường hợp mạo danh công an để làm bậy. Vì vậy, người dân cũng có quyền yêu cầu công an phải xuất trình thẻ ngành, để chứng tỏ anh không phải là công an rởm. Nhưng hình như chưa bao giờ người dân thực hiện được cái quyền chính đáng này.

Hai ngày nay, cư dân mạng đặt nghi vấn, thày giáo Đinh Đăng Định có bị đầu độc trong thời gian ở tù không? Nghi ngờ nảy sinh khi nhìn qua video clip, thấy trên người thày Định có những dấu hiệu lạ. Bàn tay bầm tím, các tế bào máu vỡ ra dưới da…


Người ta lần ngược lại vấn đề, hỏi người nhà thì biết ngay cả thày Định khi còn sống cũng nghi ngờ mình bị đầu độc qua nước uống. Nhưng trong tù thì thày không có quyền lựa chọn.


Nói đến đây, tôi xin kể 2 câu chuyện về đầu độc:

Tôi đọc trên báo đã lâu, chuyện một nhà vật lý đã đầu độc chồng mình bằng cách, hàng ngày đưa thức ăn vào máy phóng xạ. Khi ông chồng chết, người nhà nghi ngờ ông bị đầu độc, bèn yêu cầu cảnh sát khai quật tử thi để khám nghiệm. Kết quả tìm ra có phóng xạ trong người ông này đủ để giết chết ông ta. Người vợ đã thú nhận và chịu tội. Thời đó người ta nói, đó là vụ đầu độc tốn kém nhất.

Chuyện trong truyện, hình như cuốn “Ông vua sắt đá”, nói về một vụ đầu độc bằng nến. Để trả thù cho các con gái của bà chủ, bị viên quan chưởng ấn bắt giam, cô hầu gái đã nhờ người tình là thợ chuyên làm nến cho các quan. Mỗi ngày, viên quan chưởng ấn hít phải hơi khói từ nến có thuốc độc, cho đến một ngày ông ta lăn ra ốm chết mà không một thày thuốc nào thời đó tìm ra nguyên nhân,

Tôi tự hỏi một cách rất hoang đường, rằng nếu thày Định được xét nghiệm và phát hiện ra thày bị đầu độc, thì người ta có tiến hành truy tìm hung thủ giết người hay không?

Cứ nhìn vào các vụ xét xử công an làm chết người thì có thể hiểu, câu hỏi đó là hoang đường, không có câu trả lời. Tuy nhiên, vấn đề này một ngày nào đó trong tương lai có thể được lật lại.

Bằng các phương tiện khoa học hiện đại, các nhà khoa học còn phát hiện, các vị vua đã chết hàng nghìn năm trước là do bị sát hại bằng phương tiện gì. Tuy thày Định chỉ là một người dân bình thường, nhưng hy vọng những nhà khoa học có lương tâm và trách nhiệm, sau này sẽ tìm ra sự thật có hay không chuyện người ta đã đầu độc tù nhân bất đồng chính kiến?

Được đăng bởi Phương Bích vào lúc Thứ Bảy, tháng 4 05, 2014

--------------------------



Bệnh nhân ung thư vào lúc chết da dẻ hoàn toàn vẫn như một người bình thường.
Các dấu hiệu mạch máu vỡ dưới da là dấu hiệu của người bị đầu độc. Độc dược có rất nhiều loại. Yêu cầu bệnh viện xét nghiệm tử thi để xác định tình trạng của anh Định là việc cần thiết không thể không tiến hành.
Cộng sản bán nước gian manh, độc ác chưa từng có trong lịch sử Việt Nam!
Anh Định đã đào tạo bao nhiêu lớp học sinh cho chế độ cộng sản. Là thầy dạy học, phải sống với lương tâm. Chỉ nói điều nhân nghĩa và lẽ phải. Anh đã sống xứng đáng với thiên chức mô phạm của một người chon giáo dục làm nghề. Anh đã nói những điều không thể không nói: Sự thật và những sai trái cần phải sửa chửa của xã hội, của chế độ.
Khi cần dùng anh, những người như anh, cộng sản đề cao con người giáo dục lên tới mây xanh. Khi anh chỉ ra những thói hư tật xấu, chúng bỏ tù anh. Anh bệnh, chúng vẫn tiếp tục giam cầm, hành hạ anh. Gần đến ngày chết của anh, chúng trả anh về với gia đình để nhân dân, để thế giới nghĩ rang chúng nhân đạo. Thực chất, chúng biết rõ anh chẳng thể nào là mối lo của chúng nữa: Những dấu hiệu bị đầu độc trên người anh đã nói rõ vì sao chúng quyết định trả thân xác anh về với gia đình.
Cộng sản loài sói lang. Lãnh đạo cộng sản: Súc vật chứ không phải con người.
Sát nhân giả tử. Giết người phải đền mạng. Ác lai, ác báo. Hôm nay hay ngày mai oán trả ân đền, công tâm báo đáp? Thời gian sẽ trả lời.

Tôi cũng rất thắc mắc về những đốm xuất huyết dưới da trên người thày Định


Tôi cũng nghĩ như vậy. Vi tôi là người chăm bệnh nhân trong bv bao nhiêu nam nay.bao nhiêu người chết đủ thứ bệnh.riêng căn bệnh ung thư ko bao giờ nổi ngoai da như vậy.



RIÊNG TẶNG
BLOGGER PHƯƠNG BÍCH

Đăng lại từ góp ý tại Đàn Chim Việt info
Lão Ngoan Đồng

======

Lão Ngoan Đồng says:
29/03/2014 at 04:53

Thưa bà con,

Lão Ngoan tôi xin trân trọng giới thiệu CHUYỆN TỬ TẾ HỒI HAI
Trước hết xin cho phép hồi tưởng lại phần đầu Chuyện Tử Tế hồi Một nổi tiếng, do đạo diễn Trần Văn Thủy thực hiện hồi thập niên 80, làm dẫn nhập cho Chuyện Tử Tế Hồi Hai do tôi thực hiện.

CHUYỆN TỬ TẾ (hồi một)
(living as one should)

Tất nhiên chỉ có súc vật mới quay lưng lại nỗi đau khổ của con người để chăm sóc riêng cho bộ da của mình

Chữ nghĩa nghe nóng nẩy và tào tợn và tất nhiên tôi ngờ rằng bạn tôi đã vay mượn ở đâu đó

Từ rất xa xưa cha ông có dậy rằng tử tế có trong mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc.
Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên, hay trên lễ đài của quốc gia, bởi thiếu nó một cộng đồng dù có nỗ lực tột bực và chí hướng cao xa đến mấy, thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn.
Hãy hường con trẻ và ngay cả người lớn, vào việc đầu tiên là học làm người tử tế, trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành những người có quyền hành, giỏi giang hay siêu phàm.
(…)
Chúng tôi đã theo dõi Đồng Xuân Thuyết hai năm trước khi anh qua đời. Vào những giờ phút cuối anh bình thản nói:
- Tôi mắc phải một căn bệnh khá là hiểm nghèo (ung thư). Sau những cơn đau xé ruột những lúc tỉnh táo mình đọc sách và rất thích quyển sách này. Tôi đọc cho các cậu nghe một đoạn nhé.
"Tâm hồn con người nặng gấp trăm lần thể xác. Nó nặng đến nỗi một người không mang nổi. Bởi thế người đời chúng ta chừng nào còn sống hãy gắng giúp nhau cho tâm hồn trở nên bất tử. Ông giúp cho tâm hồn tôi bất tử. Tôi giúp cho người khác, và người ấy lại giúp cho người khác nữa, và cứ như thế cho đến vô cùng, sao cho cái chết không đẩy chúng ta vào tình trạng cô đơn vô cùng …"
Lúc còn sống thì anh em mình với nhau vui như thế, nên khi bất hạnh tôi cũng chẳng có điều gì ân hận, bởi chúng ta sống với nhau rất ư là tử tế.

* Nhưng nếu khi chẳng may, cậu có định dối dăng điều chi chăng ?

- Có dối dăng gì thì các cậu bận bịu quá thì cũng quên hết thôi. Á mà này, mấy ngày hôm nay mình cứ nghĩ là, các cậu có thể bắt đầu làm với nhau một cái gì đó. Nó có thể bắt đầu bằng sự thương yêu giữa con người với nhau, hoặc là đi từ nỗi đau của con người

* Khó lắm đấy !

- Khó mấy cũng phải làm. Còn nếu mà các cậu buông lơi vô tích sự tớ đi trước tớ sẽ kéo các cậu theo sau !

* Không có gì thành thật bằng lời nói của người sắp qua đời ! Từ đấy chúng tôi định bụng cùng nhau đi làm một phim về chuyện tử tế. Tử tế dù là tương đối !
Người xưa thường nói :lập thân tối hạ thị văn chương ! Nghĩa là lập thân bằng cái nghề văn chương nghệ thuật là cái nghề thấp kém, hèn mọn nhất. Ừ thì cái nghề của chúng tôi cũng là một nghề hèn nghề mọn. HÈN VÌ NGHĨ NHIỀU MÀ KHÔNG DÁM NÓI RA. MỌN VÌ CÁI LÀM RA CŨNG CHẢ MẤY AI CẦN ĐẾN !

(còn tiếp)


CHUYỆN TỬ TẾ (HỒI HAI)
aka CHUYỆN KHÔNG TỬ TẾ


Ngày 16 tháng ba năm 2014 theo ý nguyện của thày Đinh Đăng Định nên gia đình thày đã quyết định đưa thày về quê nhà nghỉ ngơi.

Thày giáo Đinh Đăng Định, môt nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, cư ngụ tại huyện Đắc Nông tỉnh Đắc Lắc, bị kết án theo điều 88 bộ luật Hình sự vào tháng 8 /2012, vì thày công khai lên tiếng phản đối dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, cũng như kêu gọi đa nguyên đa đảng cho Việt Nam.

Trên giường bệnh ở bệnh viện và tại nhà sau này, thày vừa nằm vừa tâm sự:

- Thực ra tôi quan tâm đến tình hình VN từ lâu lắm rồi. Từ khi ở Liên Xô có những cải cách gọi là Perestroika và Glasnot trong thời ông Gorbachov. Tức là ở các năm 85-86-87-88. (…) Đất nước mình có độc lập nhưng KHÔNG CÓ TỰ DO.

Thày Định đã hai lần nhấn mạnh đến cụm từ “CÓ ĐỘC LẬP NHƯNG KHÔNG TỰ DO” ! Và thày tiếp tục kể thêm:

- Lúc ấy tôi không có phương tiện nào để thể hiện nỗi lòng ấy của mình. Cho mãi đến khi có phương tiện truyền thông Internet vào các năm 2005, 2006 và 2007 tôi mới có cơ hội thuận tiện hiện quan điểm của mình trên mạng truyền thông. Trước đó tôi chỉ trao đổi với bạn bè rồi đành để đó thôi.
Khi nhà nước CS tiến hành dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, trí thức Hà Nội, cứ gọi là bô xít, do giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn, giáo sư Nguyễn Thế Hùng khởi xướng trang mạng bô-xít, thì tôi đã hàng ngày tham gia để thể hiện quan tâm của mình trước sự khai thác bô-xít. Tôi đã thể hiện quan điểm của mình là CHỐNG LẠI DỰ ÁN BÔ XÍT ĐẦY THAM VỌNG & ĐẦY NGU XUẨN của chế độ này, bởi nó ĐI NGƯỢC LẠI LỢI ÍCH DÂN TỘC & TRIỆT PHÁ MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN. Tất cả người Kinh lẫn người Thượng cùng nhau chung sống dưới mái nhà Tây Nguyên đều hứng chiu nguy cơ ấy.


Thày Định cho biết lý do chính yếu tại sao ông bị bắt giam:

- Tôi cho rằng tôi đã CÔNG KHAI KHÔNG THỪA NHẬN ĐIỀU BỐN HIẾN PHÁP , CÔNG KHAI PHẢN ĐỐI CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI THIẾU VẮNG DÂN CHỦ !

Và thầy cho biết lúc bị bắt ra sao:

- Tôi rất bất ngờ khi bị bắt. Lúc ấy tôi đang ở trong tình trạng lâng lâng vui sướng, trước những thắng lợi của dân Lybia và chế độ độc tài của đại tá Khadaffi bị xụp đổ. Buổi sáng hôm ấy tôi đang đinh viết lời chúc mừng đến dân Lybia, thì công an bắt tôi vào buổi chiều.

Riêng bà Định cho hay:

- Khi nghe tin anh ấy bị kết án sáu năm tù tôi rất BÀNG HOÀNG & PHẪN NỘ. Chồng tôi là người yêu nước, chưa hế phản bội đất nước. Án trên thật NGHIỆT NGÃ cho anh ấy và gia đình chúng tôi.

Cô con gái lớn cũng đồng ý với mẹ:

- Em thấy bản án ấy thật BẤT CÔNG & VÔ LÝ. Bố em đã biện hộ rất sắc sảo: Nhà nước không được độc quyền yêu nước. Ai ai cũng có quyền yêu nước hết !
Những việc làm phản đối khai thác bô-xit ở Nhân Cơ gần nhà em là đứng đắn, bởi nó huỷ hại mội trường sống.
Sự phản đối của bố em nay đã thành sự thật mà các báo chí nhà nước đều công nhận là đúng, nhưng họ vẫn bỏ tù bố em.

Thày Định còn tíêt lộ một bi mật động trời, cần phải điều tra cho rõ sự thật ra sao:

- Trong nhà tù họ đối xử với tôi rất nghiệt ngã. Nhưng có hai điều tôi cần phải NHẤN MẠNH ở đây.

Điều thứ nhất là trong thời gian tạm gian cho đến khi thi hành án, họ KHÔNG HỀ CHỮA TRỊ, KỂ CẢ SAU NÀY KHÔNG CHỮA TRỊ KỊP THỜI CHO TÔI. Điều này thể hỉện rõ ràng chính sách ngược đãi tù nhân, là vi phạm nhân quyền.

Điều thứ hai, KHÔNG LOẠI TRỪ TRƯỜNG HỢP TÙ NHÂN BỊ ĐẦU ĐỘC BẰNG HÓA CHẤT.
Chính tôi phát hiện ra đồ ăn thức uống của tôi có mùi rất lạ. Là một kỹ sư hóa (học) tôi biết ngay đó là một hóa chất rất nguy hiểm cho cơ thế. Đáng tiếc khi tôi nhận ra thì đã quá trễ. Hoá chất ấy đã hủy hoại chức năng bài tiết của quả thận, theo tôi là muối amonium sulfate, thường dùng làm phân bón cho cây cỏ. Tôi không rõ người phục vụ cố tình hay vô tình đã để nhiễm chất này vào nguồn nước uống của tôi.


Thưa bà con,
Chuyện đâu còn có đó. Chúng ta nên thận trọng khi mạnh mẽ kết án, lúc chưa có bằng cớ xác đáng (hard proof).
Đó là điều KHÔNG NÊN, tôi thiển nghĩ như thế.
Dĩ nhiên chúng ta có quyền mạnh dạn nêu lên những NGHI NGỜ về cái chết của thày Định, và yêu cầu cơ quan chức năng cho mở điều tra, mặc dù thừa biết đó là chuyện "đội đá vá trời".

Chắc chắn là CS sẽ không cho tíên hành điều tra, nếu quả thực là thày Định bị hạ độc.
Nếu có thực hiện thì cũng ngụy tạo, bởi chúng sẽ không cho bất cứ ai thực hiện ngoại trừ bọn chúng với nhau.
Nhưng ta vẫn cứ phải lên tiếng, để trước hết công chúng tỏ tường nội vụ, thứ đến các NGO và chính quyền phương Tây, cần chú ý hơn bao giờ hết đến sự việc này. Lý do chính đáng là các chế độ độc tài tàn ác, sẵn sàng hạ độc dissidents, bởi coi họ kẻ thù chế độ. Thực tế đã chứng minh như thế rất nhiều.

Có một vài điều cần lưu ý nhau ở đây:

1/
Thày Định nghi ngờ bị hạ độc từ nước uống bằng chất Ammonium sulfate, thường dùng trong phân bón, nên làm hư thận của thày.
Tra cứu sơ sơ trong internet, tôi thấy báo cáo một trường hợp bị ngộ độc chất trên, gây suy hô hấp rồi ngưng tim, gây tử vong.
Theo tôi cần tìm hiểu thêm những gì thày Định tố cáo, dù cho thày là một thày giáo về Hóa học, từng phục vụ ở cơ xưởng hóa chất.

A case of fatal intoxication with ammonium sulfate and a toxicological study using rabbits.
Sato A1, Gonmori K, Yoshioka N.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10371046

2/
Dĩ nhiên những dấu chứng lạ trước cái chết của thày Định, như xuất huyết dưới da (purpura) ở toàn thân cần được lưu ý và tìm hiểu thật kỹ bởi những chuyên gia.

wikipedia
Purpura (from Latin: purpura, meaning "purple") is the appearance of red or purple discolorations on the skin that do not blanch on applying pressure. They are caused by bleeding underneath the skin usually secondary to vasculitis or dietary deficiency of vitamin C (scurvy).[1] Purpura measure 0.3–1 cm (3–10 mm), whereas petechiae measure less than 3 mm, and ecchymoses greater than 1 cm

3/
Qua đây tôi mong rằng gia đình và thân hữu thày Định đã chứng kiến tận mặt sự ra đi của thày Định, nên tường thuật chi tiết hơn nữa và nếu có hình ảnh hay bằng cớ càng tốt, để làm tài liệu cho các hội luận (staff meeting) giữa các chuyên gia về vụ việc này.

Kính cáo,
Bác sĩ Lại Mạnh Cường.
Burg. v/d Pollstr. 124-2
1064 AZ Amsterdam
tel: ...-31-20- 61.47.967
lmcuongadam@hotmail.com





No comments:

Post a Comment

View My Stats